Để xây dựng hệ thống nhận diện chuyên nghiệp cần có quy trình hướng dẫn cụ thể. Bởi vậy trong chuyên mục hôm nay, Adina Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu về hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu qua 6 bước chi tiết dưới đây. Tham khảo ngay bạn nhé!

Bước 1: Nghiên cứu

Một bộ nhận diện đầy đủ cần phác họa toàn bộ “chân dung thương hiệu”. Muốn vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng hai vấn đề sau:

  • Nghiên cứu nội tại doanh nghiệp

Bao gồm thế mạnh, giá trị cốt lõi, thông điệp thương hiệu cần truyền tải tới người dùng. Đây là những vấn đề cơ bản giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hệ thống để đưa ra những ý tưởng thiết kế phù hợp.

  • Nghiên cứu thị trường, đối thủ

Song song với nghiên cứu nội tại doanh nghiệp, cần phân tích kỹ thị trường, đối thủ cạnh tranh. Hãy xem đối thủ của bạn là ai? Họ đang làm gì? Bộ nhận diện của họ như thế nào? Thị trường cạnh tranh ra sao? Trả lời được những câu hỏi này, doanh nghiệp sẽ vạch ra được đúng hướng thiết kế. Giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu và nhận diện sản phẩm, dịch vụ cung ứng.

Nghiên cứu trước khi bắt tay vào thiết kế
Nghiên cứu trước khi bắt tay vào thiết kế

Bước 2: Lập chiến lược thiết kế concept sáng tạo

Trong hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, liền kề sau quá trình nghiên cứu, doanh nghiệp cần thiết lập chiến lược lên concept sáng tạo thiết kế nhận dạng thương hiệu. Trong đó bao gồm: 

  • Ý tưởng nền: Ý tưởng phác thảo chung cho toàn bộ nhận diện, bao gồm việc định hình gam màu, font chữ, biểu tượng, ký hiệu sử dụng, thông điệp truyền tải…
  • Concept thiết kế cơ bản: Concept thiết kế cơ bản ở đây bao gồm phác họa chung phong cách, hướng thiết kế toàn hạng mục trong bộ nhận diện.
  • Giải pháp ý tưởng chính từng hạng mục lõi: Tên thương hiệu cần đạt tiêu chí gì (dễ nhớ/ ấm cúng/ thân thiện hay khỏe khoắn/ âm sáng,….), logo nhận diện lấy ý tưởng từ đâu (hình tượng,/ phong cảnh/ nhân vật,…), màu sắc nhận diện như thế nào (gam màu sáng/ màu bạc/ màu trung tính….).

Tuy nhiên concept thiết kế tất cả thành phần của bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp cần đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán theo một định hướng chung. 

Bước 3: Tiến hành thiết kế các hạng mục

Phác thảo concept thiết kế thành công, doanh nghiệp chính thức bắt tay vào tiến hành sáng tạo từng hạng mục trong bộ nhận diện. Trong đó thức tự làm bộ nhận diện thương hiệu theo đúng trình tự được liệt kê dưới đây:

XEM TIẾP

  • Thiết kế nhận diện lõi

Trong hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế nhận diện lõi là phần việc đầu tiên cần thực hiện. Trong đó đặt tên thương hiệu là xuất phát điểm đầu tiên trong quá trình thiết kế nhận diện lõi. Sau khi hoàn tất tên cần tra cứu chuyên sâu trên Cục sở hữu trí tuệ để đảm bảo khả năng bảo hộ thương hiệu cao. Kế tiếp là thiết kế logo và slogan (nếu cần thiết). Cuối cùng trong hạng mục này, doanh nghiệp nên tiếp tục đăng ký bảo hộ bản quyền phần hình logo để việc kinh doanh thuận lợi hơn.

Thiết kế nhận diện lõi thương hiệu Trường Hưng trong hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Thiết kế nhận diện lõi thương hiệu Trường Hưng trong hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
  • Thiết kế bộ ứng dụng văn phòng và các ấn phẩm truyền thông

Dựa theo logo và concept thiết kế đã đề ra ở bước 3, doanh nghiệp hoàn thiện các hạng mục khác trong bộ ứng dụng văn phòng và ấn phẩm truyền thông như: Namecard, tiêu đề thư, chân email, profile, catalogue, biển bảng quảng cáo,…

Bước 4: Đăng ký bảo hộ thương hiệu

Trong hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, tra cứu chuyên sâu chưa đủ điều kiện công bố bản quyền thương hiệu, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu để đảm bảo các ý tưởng độc quyền, tránh trùng lặp với đối thủ cạnh tranh. Các hạng mục cần bảo hộ và thời gian xem xét tương ứng như sau:

  • Tên thương hiệu: Kết quả bảo hộ và văn bằng chi tiết được cấp sau 3 năm nộp đơn đăng ký bản quyền.
  • Thiết kế logo: Kết quả tra cứu có sau 7 ngày doanh nghiệp nộp đơn.

Lưu ý: 

Trong tờ khai đăng ký bản quyền, doanh nghiệp cần ghi đúng và đủ các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh để đảm bảo việc tra cứu chuẩn xác nhất. Chi phí tra cứu thay đổi theo từng nhóm ngành.

Bước 5: Đưa vào ứng dụng thực tế

Khi doanh nghiệp hoàn thiện đầy đủ các hạng mục trong bộ nhận diện, ứng dụng chúng vào thực tế là bước quan trọng để truyền tải hình ảnh, thông điệp thương hiệu. Quá trình ứng dụng bộ nhận diện bao gồm các hạng mục: 

  • Thi công logo, biển bảng
  • Đưa profile, brochure vào chiến lược truyền thông
  • Vận hành website, fanpage….
Thi công biển bảng trong bộ nhận diện
Thi công biển bảng trong bộ nhận diện

Bước 6: Cập nhật, chỉnh sửa thông tin thường niên

Hàng năm, các chỉ số về báo cáo tài chính, số lượng nhân sự và chiến lược phát triển của doanh nghiệp có thể thay đổi. Do đó việc cập nhật thông tin, sửa đổi các thiết kế trong bộ nhận diện là không thể tránh khỏi. Nhất là các ấn phẩm truyền thông như profile, brochure, catalogue,….Đây cũng là bước cuối cùng hoàn tất hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.

ĐỌC TIẾP:

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu với các chiến lược Marketing

Trên đây là những hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp qua 6 bước chi tiết. Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức bổ ích cho bạn. Đừng quên thường xuyên ghé qua website của Adina Việt Nam để cập nhật liên tục những kiến thức thương hiệu mỗi ngày nhé!

ADINA VIỆT NAM – Branding & Strategy

  • TP HN: Số 32 Ngõ 133 – Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
  • TP HCM: Số 86/54 đường Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
  • Tel: 098 771 2288
  • Phone: 024 6659 6680
  • Email: info@adina.com.vn 
  • Website: https://adina.com.vn/

Call Now Button