Trong lĩnh vực Trade Marketing, CIP là thuật ngữ phổ biến. Một bộ nhận diện thương hiệu CIP chuẩn chỉ, chi tiết giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp. Vậy bạn hiểu gì về CIP? Lợi ích bộ CIP mang lại là gì? Những yếu nào hợp thành bộ CIP hoàn chỉnh? Ngay sau đây, Adina Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về những vấn đề trên.

Khái niệm bộ nhận diện thương hiệu CIP

Bộ nhận diện thương hiệu English CIP là tên viết tắt của cụm “Corporation Identify Program”. CIP có tên gọi khác là hệ thống nhận dạng thương hiệu. CIP mang những yếu tố đại diện cho toàn bộ thương hiệu. Hiểu đơn giản, những thành phần trong CIP là công cụ hỗ trợ thương hiệu ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng. Chỉ cần nhìn thoáng qua font chữ, màu sắc hay bất cứ thành phần nhận diện nào trong bộ CIP, người nhìn sẽ dễ dàng nhận ngay ra thương hiệu của bạn.

Khái niệm bộ nhận diện thương hiệu CIP (Nguồn: Sưu tầm)
Khái niệm bộ nhận diện thương hiệu CIP (Nguồn: Sưu tầm)

Tầm quan trọng bộ CIP

Xây dựng bộ CIP chuyên nghiệp là bước đệm thành công hỗ trợ doanh nghiệp tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Ngay cả những “ông lớn kỳ cựu” trong ngành cũng đang dần thay “tấm giáp” để giữ vững vị thế của mình. Vậy bộ CIP quan trọng như thế nào? Thực tế:

#1. CIP là phương pháp tốt nhất truyền thông thương hiệu tới khách hàng

Bộ CIP bao gồm nhiều yếu tố hợp thành. Mỗi hạng mục là “một điểm chạm” giữa thương hiệu với người dùng. Bởi vậy một sự đầu tư nghiêm túc vào bộ CIP được coi là một phần cốt lõi của doanh nghiệp.

Bộ nhận diện thương hiệu CIP giống như công cụ truyền thông đưa thương hiệu tới gần hơn với khách hàng. Thông qua sự đồng bộ các thành phần của CIP như phong cách, hình ảnh, màu sắc, ngôn ngữ thương hiệu, khách hàng dễ dàng nhận diện và hiểu rõ hơn về thông điệp doanh nghiệp truyền tải. Từ đây bạn có thể tiết kiệm được khoản chi phí lớn cho những chiến dịch quảng cáo tốn kém.

CIP là phương pháp tốt nhất truyền thông thương hiệu tới khách hàng (Nguồn: Sưu tầm)
CIP là phương pháp tốt nhất truyền thông thương hiệu tới khách hàng (Nguồn: Sưu tầm)

#2. Bộ nhận diện thương hiệu CIP hỗ trợ nâng cao giá trị và uy tín doanh nghiệp

Bộ CIP mang những bản sắc riêng của thương hiệu. Khi tiếp xúc với khách hàng, những bản sắc này chính là minh chứng cho sự chuyên nghiệp của bạn. Hãy thử nghĩ xem, một thương hiệu không có điểm nhận diện nào thì khách hàng làm sao có thể tin tưởng bạn được. Do đó bộ CIP chính là công cụ xây dựng giá trị và uy tín thương hiệu. CIP sẽ tạo bản sắc riêng khác biệt, độc đáo cho doanh nghiệp của bạn.

#3. CIP củng cố lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Sự trung thành của khách hàng với thương hiệu bắt nguồn từ nhận thức tin tưởng tuyệt đối. Bộ CIP giúp thương hiệu trở nên uy tín hơn nên hiển nhiên, khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng và sẵn lòng đồng hành cùng doanh nghiệp. 

XEM TIẾP

CIP củng cố lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Nguồn: Sưu tầm)
CIP củng cố lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Nguồn: Sưu tầm)

Các yếu tố nhận diện thương hiệu quan trọng

Cấu tạo bộ nhận diện thương hiệu CIP đầy đủ gồm 3 yếu tố chính dưới đây:

  • Phần thiết kế biểu trưng – Thiết kế logo: 

Trong thiết kế logo cần bao hàm đầy đủ các hạng mục:

  • Biểu tượng
  • Thuyết minh ý nghĩa logo
  • Kích thước logo chuẩn 
  • Bộ màu chuẩn chủ đạo (Panton, CMYK,…)
  • Font chữ chính…
Mẫu thuyết minh logo trong phần thiết kế biểu trưng của bộ CIP (Nguồn: Sưu tầm)
Mẫu thuyết minh logo trong phần thiết kế biểu trưng của bộ CIP (Nguồn: Sưu tầm)
  • Vật phẩm nội bộ:

Danh sách các vật phẩm nội bộ trong CIP gồm:

  • Tông màu dùng trong các vật phẩm nội bộ
  • Name Card (Danh thiếp)
  • Giấy ghi chú
  • Bìa kẹp file
  • Nhãn CD
  • Giấy in văn bản
  • Túi giấy…
Giấy ghi chú là một thành phần của bộ CIP (Nguồn: Sưu tầm)
Giấy ghi chú là một thành phần của bộ CIP (Nguồn: Sưu tầm)
  • Vật phẩm đối ngoại:

Những vật phẩm đối ngoại trong bộ nhận diện thương hiệu CIP không thể thiếu sót là:

  • Nhận diện hệ thống bán lẻ POSM
  • Tờ rơi quảng cáo
  • Băng rôn, áp phích, presentation
  • Đồng phục, áo mưa, ô dù
  • Website bán hàng
  • Cửa hàng, shop bán hàng,…
Nhận diện hệ thống bán lẻ POSM (Nguồn: Sưu tầm)
Nhận diện hệ thống bán lẻ POSM (Nguồn: Sưu tầm)

Các yếu tố nhận diện thương hiệu trên đều cần thiết kế nhất quán, đồng bộ. Tạo nên hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác.

Lưu ý khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu CIP

Một bộ CIP chuyên nghiệp cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chí:

  • Nổi bật bản sắc nhận diện của thương hiệu
  • Khác biệt, nổi bật
  • Đồng bộ, thống nhất toàn tập
  • Dễ truyền thông.

Để đạt được những tiêu chí này, khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu CIP, doanh nghiệp nên nghiên cứu chuyên sâu các mặt:

  • Đối tượng khách hàng thương hiệu nhắm tới
  • Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ cung cấp
  • Đối thủ cạnh tranh là ai? Bộ nhận diện của họ như thế nào?
  • Các giá trị cốt lõi của thương hiệu: Tầm nhìn, chiến lược phát triển,…

Kết quả của hành trình nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được màu sắc, hình tượng và font chữ phù hợp với thương hiệu. Từ đây xây dựng bộ CIP chuẩn chỉ, chuyên nghiệp hơn.

Mẫu bộ nhận diện thương hiệu CIP bạn không nên bỏ lỡ

#1. Mẫu bộ nhận diện CIP thương hiệu Dũng Đông

Bộ nhận diện CIP thương hiệu Dũng Đông (Nguồn: Sưu tầm)
Bộ nhận diện CIP thương hiệu Dũng Đông (Nguồn: Sưu tầm)

#2. Mẫu bộ nhận diện thương hiệu CIP của Ngộ Cafe

Bộ nhận diện thương hiệu CIP của Ngộ Cafe (Nguồn: Sưu tầm)
Bộ nhận diện thương hiệu CIP của Ngộ Cafe (Nguồn: Sưu tầm)

#3. Mẫu bộ CIP của thương hiệu NBB

Bộ CIP của thương hiệu NBB (Nguồn: Sưu tầm)
Bộ CIP của thương hiệu NBB (Nguồn: Sưu tầm)

#4. Mẫu bộ nhận diện thương hiệu CIP của KAF

Bộ nhận diện thương hiệu CIP của KAF (Nguồn: Sưu tầm)
Bộ nhận diện thương hiệu CIP của KAF (Nguồn: Sưu tầm)

#5. Mẫu bộ CIP của thương hiệu FDC

Bộ CIP của thương hiệu FDC (Nguồn: Sưu tầm)
Bộ CIP của thương hiệu FDC (Nguồn: Sưu tầm)

Tổng kết lại, bộ nhận diện thương hiệu CIP rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Một thương hiệu muốn nổi bật và duy trì vị thế trên thị trường thì không thể nào không có một bộ CIP chuẩn chỉ, chi tiết.

ĐỌC TIẾP:

Nhận diện thương hiệu của các ngân hàng lớn

ADINA VIỆT NAM – Branding & Strategy

  • TP HN: Số 32 Ngõ 133 – Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
  • TP HCM: Số 86/54 đường Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
  • Tel: 098 771 2288
  • Phone: 024 6659 6680
  • Email: info@adina.com.vn 
  • Website: https://adina.com.vn/

Call Now Button