HANOI |
HCMC |
LIÊN HỆ BÁO GIÁ | ADINA PROFILE |
Trong thời đại 4.0, các doanh nghiệp đối thoại với công chúng như một cá thể với tính cách và thông điệp rõ ràng. Vì vậy, bộ nhận diện thương hiệu ra đời. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các điểm tiếp cận khách hàng, gắn liền với chiến dịch truyền thông và chiến lược xây dựng hình ảnh.
Nội dung của bài viết cũng được chuyên gia Thương hiệu trình bày trên kênh Youtube chính thức của Adina Việt Nam, bạn có thể xem/ đăng ký theo dõi kênh để cập nhật những thông tin hữu ích về Thương hiệu.
Nội dung bài viết
- Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
- Mức độ quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu
- Chi tiết bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
- Brand Guideline
- Yếu tố cốt lõi để có được bộ nhận diện thương hiệu mạnh
- Vì sao cần một đơn vị thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
- Mẫu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu do Adina Việt Nam thực hiện
- Mẫu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Arenland
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là toàn bộ ấn phẩm, hạng mục mà thương hiệu tiếp cận với khách hàng. Trong đó bao gồm những thành phần thiết yếu sau:
- Bộ nhận diện cơ bản: Nhận diện lõi, ấn phẩm văn phòng
- Office Branding: Không gian thương hiệu, đồ họa môi trường
- Ấn phẩm truyền thông: Ấn phẩm quảng cáo, nhận diện online
- Nhận diện sản phẩm: Thiết kế bao bì, nhận diện điểm bán hàng.
Đây là các hình thức tiếp cận với khách hàng trên các nền tảng khác nhau để từ đấy tạo ra điểm chạm gây tương tác hay cũng là để khách hàng nhớ tên, hình ảnh, hay slogan của đơn vị mình, từ đây bắt đầu xây dựng mối quan hệ, tạo dựng niềm tin cơ bản với khách hàng để từ đấy phục vụ nhiều mục đích khác nhau trong lĩnh vực marketing, bán hàng, định vị thương hiệu….
Việc khách hàng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng để từ đấy dẫn đến điểm quyết định chọn lựa sản phẩm của một nhãn hàng, thông thường khách hàng thường dành ít sự quan tâm và không tin tưởng một nhãn hàng lạ mà họ chưa từng tiếp xúc hay ghi nhớ. Từ đây bộ nhận diện thương hiệu cũng được phân loại thành hai thành tố chính bao gồm: nhớ đến thương hiệu và nhận diện được thương hiệu
Trước khi đi đến quyết định mua hàng, một khách hàng sẽ phân loại ra được từ 3 – 7 thương hiệu khác nhau đáng để lựa chọn cho một mặt hàng nhất định và từ đấy mua hàng từ một trong ba thương hiệu mà khách hàng cảm thấy quen thuộc và lâu đời
Mức độ quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu
Gia tăng giá trị thương hiệu
Đây là tác động trực tiếp của việc xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, giúp cho khách hàng có thể dễ dàng nhận biết được thương hiệu, gia đăng độ phủ trong thị trường so với các nhãn hàng khác, gia tăng những giá trị cơ hội khác từ việc thúc đẩy doanh số, cải thiện vị thế trong mắt các nhà đầu tư.
Tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng
Đây là yếu tố cơ bản nhất của việc xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh. Thông thường, trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu mới đó là tên doanh nghiệp, logo, ngành nghề. Những thông tin này nếu được cung cấp chính xác và tạo được niềm tin với khách hàng sẽ là ấn tượng ban đầu rất tốt để doanh nghiệp đó luôn là lựa chọn hàng đầu.
Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Với những doanh nghiệp có sự chăm chút cao cho việc hình ảnh xây dựng thương hiệu sẽ là yếu tố định hình tốt trong mắt khách hàng khi cạnh tranh cùng một mặt hàng với các doanh nghiệp khác trên thị trường
Tạo sự trung thành với khách hàng và các giá trị chung
Việc nhận diện và đánh giá một thương hiệu sẽ tích tụ niềm tin và dần dần hình thành nên những khách hàng trung thành với thương hiệu. Những doanh nghiệp thường chia sẻ những giá trị chung với khách hàng từ những điểm chạm cảm xúc, sự trung thành này sẽ kéo dài theo thời gian và thậm chí còn truyền qua đến các thế hệ sau của khách hàng
Thúc đẩy doanh số
Đây là điều quan trọng và cốt lõi nhất của bộ nhận diện thương hiệu dùng để gia tăng doanh số bán hàng một hoặc nhiều sản phẩm được nhắm đến trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc này cũng rất khó có thể đo lượng trực tiếp do chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố khác như hành vi khách hàng hay tác động của thị trường.
Làm đòn bẩy để ra mắt các sản phẩm mới
Với điểm nhấn từ bộ nhận diện thương hiệu sẵn có được in cùng với các sản phẩm mới ra, điều này cũng tạo ra thu hút từ những khách hàng mới cũng đang tìm kiếm những dòng sản phẩm có chức năng tương tự. Điều này cũng sẽ làm giảm các chi phí phát sinh trong quá trình công bố sản phẩm mới, bỏ qua các công đoạn rườm rà và cung cấp trực tiếp thông tin về những sản phẩm từ phía doanh nghiệp mà khách hàng đang dành sự quan tâm cao
Chi tiết bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
BỘ NHẬN DIỆN LÕI
Đầu tiên trong bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ, đó là Nhận diện lõi bao gồm: Tên thương hiệu, Thiết kế logo, slogan, quy chuẩn thương hiệu.
Nhận diện lõi là nền tảng của hệ thống nhận diện thương hiệu. Tên – Slogan – Logo là bộ ba dấu hiệu đầu tiên để nhận biết sự có mặt của thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm : Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
ĐẶC TRƯNG THƯƠNG HIỆU
Bao gồm: Tín hiệu đồ hoạ nhận diện thương hiệu bằng màu sắc, đường nét đồ họa đặc trưng.
Từ nhận diện lõi là logo, các chuyên gia thiết kế sẽ phát triển để hoàn thiện các ấn phẩm còn lại trong bộ nhận diện thương hiệu.
Có 2 cách để phát triển và ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu lõi trên các ấn phẩm.
Đó là sử dụng màu sắc và đường nét đồ họa đặc trưng.
BỘ ỨNG DỤNG VĂN PHÒNG
Bộ Ứng dụng văn phòng cơ bản là Bộ ấn phẩm sử dụng trong quá trình giao tiếp với khách hàng. Nó bao gồm: Danh thiếp- Tiêu đề thư- Phong bì thư- Kẹp file tài liệu. Hoá đơn doanh nghiệp- Chữ ký email- Template ppt- Túi đựng tài liệu- Bìa trình kí.
Với đội ngũ nhân sự, các dấu hiệu nhận diện thương hiệu sẽ xuất hiện trên đồng phục, thẻ nhân viên. Nó mang thông điệp và màu sắc thể hiện được nét đặc trưng thương hiệu và văn hóa công ty.
Tùy theo nhu cầu và ứng dụng của doanh nghiệp trong quá trình giao tiếp với công chúng. Mục tiêu mà các doanh nghiệp có thể tiêu giảm hoặc bổ sung các ấn phẩm trong Bộ ứng dụng văn phòng mở rộng. Bao gồm: Bút, Sổ tay nhân viên, phiếu thu/chi, giấy mời, thiệp chúc mừng…
KHÔNG GIAN THƯƠNG HIỆU
Không gian thương hiệu trong bộ nhận diện thương hiệu thường đi cùng với thiết kế nội thất. Nó bao gồm: Backdrop lễ tân- Tranh, Poster trang trí trong không gian làm việc, tiếp khách. Nội thất văn phòng theo nhận diện thương hiệu, hệ thống biển bảng như: biển chào (biển chính) ngang – dọc, biển vẫy, backdrop quầy lễ tân, biển phòng ban, biển chỉ dẫn. Tại công ty, văn phòng, riêng với các sửa hàng thì các hạng mục biển phòng ban… có thể thay thế bằng biển quầy kệ, khu vực. các điểm tiếp xúc 1:1 với khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm được doanh nghiệp, công ty, cửa hàng. Đồng thời nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhận dạng của thương hiệu. Giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu, tăng tính nhận diện thương hiệu.
ĐỒ HOẠ MÔI TRƯỜNG
Ngược lại với không gian thương hiệu là đồ họa môi trường. Đồ hoa môi trường là các yếu tố nhận diện tại các điểm công khai, mang tính cộng đồng, tiếp cận cùng lúc nhiều đối tượng khác nhau. Đồ họa môi trường bao gồm: Biển bảng- Poster- Pano quảng cáo- Phương tiện vận tải- Phương tiện thi công- Biển hiệu công ty- Chi nhánh.
ẤN PHẨM QUẢNG CÁO
Profile- Hồ sơ năng lực- Brochure- Catalogue- Salekit- Tờ rơi- Tờ gấp
Profile là hồ sơ năng lực giới thiệu tới khách hàng thông tin của doanh nghiệp. Giới thiệu tình hình hoạt động, năng lực đáp ứng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Hồ sơ năng lực đóng vai trò quan trọng, mang lại cái nhìn và đánh giá chân thực của khách hàng về doanh nghiệp.
Brochure là ấn phẩm rút gọn của profile nhưng thay vì cung cấp nhiều thông tin về doanh nghiệp như profile. Brochure tập trung thể hiện chi tiết sản phẩm, dịch vụ, dự án nhiều hơn.
Catalogue là ấn phẩm dành riêng cho sản phẩm. Đây có thể coi là danh sách các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp được thiết kế sinh động, trực quan, hấp dẫn.
Bên cạnh đó còn các ấn phẩm tài liệu phục vụ bán hàng khác như tờ rơi, tờ gấp. Hệ thống quà tặng xúc tiến thương mại như ô, mũ lưỡi trai, mũ bảo hiểm, bộ ấm chén, cốc, móc khóa. Tùy theo chiến dịch truyền thông của mỗi doanh nghiệp theo từng thời kỳ.
NHẬN DIỆN SẢN PHẨM
Logo sản phẩm- Bao bì nhãn mác sản phẩm- Landing page sản phẩm- Tờ rơi giới thiệu sản phẩm- Quầy kệ đựng sản phẩm- Gian hàng giới thiệu sản phẩm
Nhận diện sản phẩm thường thấy khi các doanh nghiệp ra mắt dòng sản phẩm mới. Đây có thể coi là Sub-Brand của thương hiệu. Có nhiều cách để cấu trúc thương hiệu. Dựa trên cấu trúc đó, các chuyên gia sẽ đề xuất phương án thiết kế sáng tạo phù hợp với chiến lược truyền thông.
NHẬN DIỆN ONLINE
Nhận diện online bao gồm: Website- landing page- microsite- Banner Ads
Ngày nay, thương mại điện tử không còn xa lạ với mọi người. Thông qua khảo sát, giao dịch qua website mang lại độ tin tưởng gấp 2 lần so với các giao dịch tại các mạng thông tin khác. Với doanh nghiệp, website không chỉ là phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao doanh số, chăm sóc, đối thoại trực tiếp với khách hàng. Nó còn là giao diện chuyên nghiệp, gây dựng niềm tin, uy tín với khách hàng. Vì vậy, thiết kế website chuyên nghiệp, đẹp mắt và đồng bộ hóa nhận diện thương hiệu là cần thiết. Nó là một trong những phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng thương hiệu lâu dài.
Toàn bộ các ấn phẩm trên là nhận diện tĩnh – ít thay đổi theo thời gian. Bên cạnh đó còn hệ thống truyền thông động. Thay đổi thường xuyên theo thời gian và các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp. Hệ thống truyền thông động có thể banner, poster, cover… facebook, website. Các giao diện điện tử khác là chủ yếu vì tính cập nhật hàng ngày. Là yếu tố cốt lõi khi doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng trên sàn giao dịch. Hệ thống nhận diện động cũng thường gặp ở các cửa hàng, doanh nghiệp thương mại… được thay đổi theo mỗi chiến dịch bán hàng.
Brand Guideline
Và cuối cùng trong bộ nhận diện thương hiệu chính là cẩm nang quy chuẩn nhận diện thương hiệu (Brand Guideline). Đây là cẩm nang thương hiệu giúp bạn quản trị toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu của bạn.
Chi tiết Brand Guideline là gì bạn tham khảo tại đây nhé: https://adina.com.vn/brand-guidelines-la-gi/
Yếu tố cốt lõi để có được bộ nhận diện thương hiệu mạnh
Thống nhất
Đây là yếu tố tiên quyết và quan trọng nhất khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.
Đúng như cái tên của mình, bộ nhận diện thương hiệu giúp khách hàng từ không biết, mơ hồ về thương hiệu bắt đầu nhận biết được thương hiệu và dần trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu. Vì vậy, bộ nhận diện được phủ đều trên các điểm tiếp xúc khách hàng. Mỗi lần tiếp xúc, bộ nhận diện nhắc nhớ khách hàng ghi nhớ về thương hiệu. Qua nhiều lần như vậy, khách hàng được dán nhãn một ấn tượng và hình ảnh cụ thể về doanh nghiệp. Để đảm bảo những hình ảnh đó làm đúng vai trò của mình, bộ nhận diện cần thống nhất các quy chuẩn từ màu sắc, font chữ, đặc trưng nhận diện…
Các yếu tố cảm tính rất khó để quản trị. Vì vậy, yếu tố lý tính cần đảm bảo truyền đi thông điệp đủ và liên tục. Nó như một tín hiệu, kết nối trực tiếp với cảm xúc và để lại ấn tượng cho khách hàng.
Chuyên nghiệp
Chuyên nghiệp đồng nghĩa với tin tưởng. Một doanh nghiệp với tác phong làm việc chuyên nghiệp luôn dễ dàng thuyết phục được khách hàng hợp tác với mình. Bộ nhận diện cũng vậy. Nó đại diện cho doanh nghiệp và thay mặt doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng khi vắng mặt.
Vì vậy, ấn tượng của khách hàng về nhận diện thương hiệu chính là ấn tượng về doanh nghiệp. Hãy luôn khiến cho khách hàng hiểu được rằng, họ nhận được nhiều hơn những gì họ trao đi thay vì khiến khách hàng mơ hồ và nghi ngờ về giá trị mà họ nhận được.
Ấn tượng
Ấn tượng mang yếu tố lý tính. Ấn tượng phát sinh hai hành động:
Hành động 1: Ghi nhớ
Với nhóm khách hàng tiềm năng nhưng chưa có nhu cầu, ấn tượng đưa khách hàng đạt mức từ 3-4 về nhận thức thương hiệu, có nghĩa là có khả năng phân biệt thương hiệu. Điều này giống như ngựa chạy đường dài, với hình ảnh từng tiếp xúc, khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm hơn những thương hiệu lạ mắt khác trên thị trường.
Hành động 2: Phát sinh mong muốn hợp tác
Với nhóm khách hàng đang có nhu cầu, ấn tượng mang lại cho khách hàng đánh giá chủ quan của cá nhân về năng lực của doanh nghiệp. Phản ứng này cũng được xếp loại từ thấp đến cao: Từ tò mò về doanh nghiệp đến mong muốn được sở hữu/ hợp tác. Trong trường hợp này, khách hàng cũng cởi mở hơn để tiếp nhận thông tin. Như vậy, doanh nghiệp đã loại bỏ được phần lớn công đoạn thuyết phục và tạo niềm tin từ khách hàng.
Vì sao cần một đơn vị thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Mỗi doanh chủ đều mạnh riêng về một mảng nhất định và cần sự phối hợp của đơn vị thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp để đáp ứng được các tiêu chuẩn cao nhất. Từ đó, doanh nghiệp sở hữu bộ nhận diện thương hiệu chuẩn chỉ, chuyên nghiệp, hiệu quả.
Bạn sẽ được tư vấn đi từ cốt lõi vấn đề, từ nội bộ doanh nghiệp, tới khách hàng, tới thị trường mục tiêu, tới đổi thủ. Và rồi, được kiểm đếm tới các điểm tiếp chạm với khách hàng và công chúng ra sao, lựa chọn các ấn phẩm nhận diện thương hiệu như thế nào cho phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Đơn vị thiết kế nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sẽ sẵn lòng giúp bạn để có kế hoạch tối ưu và thực thi nó. Sau đó, bạn sẽ sở hữu bộ nhận diện thương hiệu tiêu chuẩn cao. Bộ nhận diện thương hiệu của bạn sẽ phù hợp với định hướng chiến lược của bạn, khác biệt với đối thủ, và hướng tới khách hàng mục tiêu. Bạn xây dựng được nền tảng thương hiệu vững chắc. Đội ngũ marketing của bạn, đội ngũ sales của bạn cũng có vũ khí tốt để chiến đấu trên đại dương ngày càng đỏ.
Lý do tiếp đến đó là sự khách quan từ đơn vị thứ ba sẽ cho bạn góc nhìn đa chiều và toàn diện hơn về bộ nhận diện thương hiệu.
Thêm nữa, bạn cũng không phải mất nhiều thời gian vào một việc mà mình không chuyên. Bạn sẽ có thời gian tập trung vào thế mạnh của mình và phát huy hiệu quả của nó trong khi đội ngũ chuyên gia của đơn vị thiết kế đang chuyên tâm xây dựng cho bạn nền tảng của bộ nhận diện thương hiệu.
Mẫu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu do Adina Việt Nam thực hiện
Bộ nhận diện thương hiệu Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC

Download file pdf đầy đủ dự án TẠI ĐÂY
Mẫu thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
Download file pdf đầy đủ dự án TẠI ĐÂY
Mẫu thiết kế nhận diện thương hiệu Tổng công ty Hợp Lực
Download file pdf đầy đủ dự án TẠI ĐÂY
Mẫu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Elecom
Download file pdf đầy đủ dự án TẠI ĐÂY
Mẫu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu dự án PiCity

Download file pdf đầy đủ dự án TẠI ĐÂY
Mẫu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Arenland
Download file pdf đầy đủ dự án TẠI ĐÂY
Mẫu thiết kế nhận diện hệ thống thương hiệu sông Hồng Thăng Long
Download file pdf đầy đủ dự án TẠI ĐÂY
Tại Adina Việt Nam, chúng mình luôn sẵn sàng tư vấn và đầu tư lớn, giúp bạn sở hữu bộ nhận diện thương hiệu được thiết kế chuyên nghiệp, chuẩn chỉ nhất nhé.
Bạn contact với mình theo thông tin dưới đây. Đừng ngại ngần gì và hãy call, zalo, email cho mình bạn nhé.