HANOI |
HCMC |
LIÊN HỆ BÁO GIÁ | ADINA PROFILE |
Nội dung bài viết
- Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?
- 6 lý do xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả và chuyên nghiệp?
- Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
- Quy trình 4 bước xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả
- Quy trình cách để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả?
- Bảo hộ sở hữu trí tuệ
Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?
Trước khi tìm hiểu về Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu thì chúng ta hãy làm rõ xem Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?
Hệ thống nhận diện của một thương hiệu là toàn bộ các hình thức biểu thị đặc trưng nhận diện của thương hiệu thông qua hình họa, màu sắc gợi nhớ đến doanh nghiệp bao gồm: tên – logo – slogan, bộ ứng dụng văn phòng, không gian thương hiệu (poster, banner… tại các không gian khép ), đồ họa môi trường (biển bảng, Advertising Board… tại các không gian công cộng), các ấn phẩm quảng cáo (Profile, Brochure, Catalogue, Flyers…), nhận diện online (website, facebook…)…
Nhận diện xuất hiện tại bất cứ điểm tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp) giữa doanh nghiệp với khách hàng. Nhận diện truyền tải thông điệp và câu chuyện của thương hiệu, nhắc đi nhắc lại nhiều lần để khách hàng tiếp nhận và ghi nhớ một cách vô ý hoặc có ý thức về thương hiệu. Nhận diện thương hiệu đại diện cho doanh nghiệp, chỗ nào có sự xuất hiện của nhận diện thương hiệu là có sự hiện diện của doanh nghiệp.
6 lý do xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả và chuyên nghiệp?
1, Nhận diện thương hiệu đại diện cho một doanh nghiệp:
Về mặt truyền thông, bộ nhận diện thương hiệu đại diện cho một thương hiệu, sự xuất hiện của các tác phẩm nhận diện thương hiệu chính là sự xuất hiện của doanh nghiệp, thay doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng. Bộ nhận diện thương hiệu cũng giúp khách hàng dễ dàng nhận ra doanh nghiệp trong đám đông.
Vì vậy, sứ giả của doanh nghiệp cần được xây dựng một cách chuyên nghiệp, hấp dẫn, không gây nhầm lẫn, thể hiện được tầm nhìn của doanh nghiệp.
2, Nhận diện thương hiệu là công cụ quảng bá thương hiệu hiệu quả
Hệ thống nhận diện thương hiệu xuất hiện khắp mọi nơi và theo nhiều cách thức khác nhau.
Hệ thống nhận diện thương hiệu phủ sóng trên nhiều kênh khác nhau, khiến khách hàng không thấy phản cảm hay bị làm phiền, từ đó tiếp nhận thông điệp và câu chuyện thương hiệu dễ dàng hơn, hiệu quả truyền thông cao hơn.
3, Tăng doanh số bán hàng
Mỗi ngày người tiêu dùng tiếp xúc với hàng trăm thương hiệu khác nhau.
Vậy yếu tố gì khiến khách hàng lựa chọn bạn chứ không phải một thương hiệu khác?
Có hai lý do khiến khách hàng (hay bất cứ ai) đựa ra lựa chọn: lý do cảm tính (sở thích, đẹp mắt…) và lý do lý tính (chất lượng tốt, giá cả phải chăng, đẳng cấp…).
May mắn là, bộ nhận diện thương hiệu tốt đáp ứng cả hai yếu tố đó: mặt cảm tính (thiết kế đẹp mắt, xu hướng, màu sắc bắt mắt, hình ảnh sinh động…) và mặt lý tính (mang lại cảm giác một doanh nghiệp có quy mô, đầu tư, chuyên nghiệp…). Thông qua đó thúc đẩy mong muốn sở hữu của khách hàng, góp phần nâng cao doanh số.
4, Tạo nên giá trị của công ty
Về phía khách hàng: Một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp tạo nên cảm giác về một doanh nghiệp uy tín, có quy mô và tổ chức, khiến khách hàng cảm thấy tự tin hơn khi hợp tác cùng doanh nghiệp.
Về phía cổ đông: Bộ nhận diện thương hiệu thể hiện sự nghiêm túc và tinh thần của ban quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng kêu gọi đầu tư.
Về phía nhân sự: Bộ nhận diện thương hiệu tạo nên niềm tự hào cho nhân viên, khiến nhân viên có mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Không chỉ vậy, mỗi nhân sự là nhân tố lan toả giá trị lõi của doanh nghiệp tới từng khách hàng.
5, Tạo lợi thế cạnh tranh:
Không chỉ góp phần gây dựng uy tín. Nó tác động tới cảm tính và lý tính của khách hàng. Như phân tích ở trên mà bộ nhận diện còn bao gồm rất nhiều tác phẩm khác nhau. Qua đó, bộ nhận diện tiếp xúc với khách hàng qua nhiều kênh, nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong hành trình của khách hàng, tạo nên ý thức thương hiệu.
Ưu thế cạnh tranh cũng nhờ sự nhắc đi nhắc lại mà phát huy tác dụng. Khách hàng dễ dàng quyết định lựa chọn một doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ khi có ý thức và kinh nghiệm quá khứ về nó.
Ví dụ đơn giản, khi cần lựa chọn 1 thương hiệu trong rất nhiều thương hiệu tương tự, khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn một thương hiệu “quen quen” nhiều hơn là thương hiệu lạ mắt. Đó cũng là cách tạo nên tập khách hàng trung thành.
6, Giảm chi phí quảng cáo
Như đã phân tích ở trên, bộ nhận diện thương hiệu tốt mang lại hiệu quả truyền thông cao. Khác với các quảng cáo thụ động, nhận diện thương hiệu nhẹ nhàng và tiếp nhận một cách chủ động, không gây xu hướng chống đối cho người tiếp nhận. Khi đó ý thức thương hiệu (brand awareness) được hình thành, sẽ giúp giảm tải gánh nặng cho đội ngũ kinh doanh chốt khách. Từ đó, công ty bạn sẽ có tăng trưởng đáng kể cả về giá trị thương hiệu và doanh thu tương ứng.
Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Nhận diện lõi bao gồm: Tên thương hiệu, logo, slogan, quy chuẩn thương hiệu.
Nhận diện lõi là nền tảng của hệ thống nhận diện thương hiệu. Tên – Slogan – Logo là bộ ba dấu hiệu đầu tiên để nhận biết sự có mặt của thương hiệu.
Bao gồm: Tín hiệu đồ hoạ nhận diện thương hiệu bằng màu sắc, đường nét đồ họa đặc trưng.
Phát triển đặc trưng thương hiệu. Ứng dụng trên các ấn phẩm nhận diện truyền thông từ màu sắc và đường nét đồ họa hay các hoạ tiết trang trí tạo sự khác biệt.
Bộ Ứng dụng văn phòng cơ bản là Bộ ấn phẩm sử dụng trong quá trình giao tiếp với khách hàng. Gồm: Danh thiếp- Tiêu đề thư- Phong bì thư- Kẹp file tài liệu- Hoá đơn doanh nghiệp- Chữ ký email- Template ppt- Túi đựng tài liệu- Bìa trình kí…
Với đội ngũ nhân sự, các dấu hiệu nhận diện thương hiệu sẽ xuất hiện trên đồng phục, thẻ nhân viên.
Tùy theo nhu cầu và đặc thù ngành, các doanh nghiệp có thể tiêu giảm hoặc bổ sung các ấn phẩm trong Bộ ứng dụng văn phòng mở rộng. VD: Bút, Sổ tay nhân viên, phiếu thu/chi, giấy mời, thiệp chúc mừng…
Không gian thương hiệu thường đi cùng với thiết kế nội thất (3D) và hệ thống poster trang trí khu nội ngoại thất. bao gồm: Backdrop lễ tân- Tranh, Poster trang trí trong không gian làm việc, tiếp khách…, nội thất văn phòng theo nhận diện thương hiệu, hệ thống biển bảng như: biển chào (biển chính) ngang – dọc, biển vẫy, backdrop quầy lễ tân, biển phòng ban, biển chỉ dẫn… tại công ty, văn phòng, riêng với các sửa hàng thì các hạng mục biển phòng ban… có thể thay thế bằng biển quầy kệ, khu vực…– các điểm tiếp xúc 1:1 với khách hàng, giúp khach hàng dễ dàng tìm kiếm được doanh nghiệp, công ty, cửa hàng đồng thời nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhận dạng của thương hiệu, giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu, tăng tính nhận diện thương hiệu.
Ngược lại với không gian thương hiệu là đồ họa môi trường. Đồ hoa môi trường là các yếu tố nhận diện tại các điểm công khai, mang tính cộng đồng, tiếp cận cùng lúc nhiều đối tượng khác nhau bao gồm: Biển bảng- Poster- Pano quảng cáo- Phương tiện vận tải- Phương tiện thi công- Biển hiệu công ty- Chi nhánh…
Profile- Hồ sơ năng lực- Brochure- Catalog- salekit- Tờ rơi- Tờ gấp
Profile là hồ sơ năng lực doanh nghiệp. Nó giới thiệu tới khách hàng thông tin của doanh nghiệp, tình hình hoạt động, năng lực đáp ứng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Hồ sơ năng lực đóng vai trò quan trọng trong giúp khách hiểu rõ hơn về doanh nghiệp bạn.
Brochure là ấn phẩm rút gọn của profile. Thay vì cung cấp nhiều thông tin về doanh nghiệp, brochure tập trung thể hiện chi tiết sản phẩm, dịch vụ, dự án nhiều hơn.
Catalogue là ấn phẩm dành riêng cho sản phẩm. Đây có thể coi là danh sách các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp được thiết kế sinh động, trực quan, hấp dẫn.
Bên cạnh đó còn các ấn phẩm tài liệu phục vụ bán hàng khác. VD tờ rơi, tờ gấp… và hệ thống quà tặng xúc tiến thương mại như ô, mũ lưỡi trai, mũ bảo hiểm, bộ ấm chén, cốc, móc khóa… tùy theo chiến dịch truyền thông của mỗi doanh nghiệp theo từng thời kỳ.
Logo sản phẩm- Bao bì nhãn mác sản phẩm- Landingpage sản phẩm- Tờ rơi giới thiệu sản phẩm- Quầy kệ đựng sản phẩm- Gian hàng giới thiệu sản phẩm
Nhận diện sản phẩm thường thấy khi các doanh nghiệp ra mắt dòng sản phẩm mới. Đây có thể coi là Sub-Brand của thương hiệu. Có nhiều cách để cấu trúc thương hiệu, dựa trên cấu trúc đó, các chuyên gia sẽ đề xuất phương án thiết kế sáng tạo phù hợp với chiến lược truyền thông.
Bao gồm: Website- landing page- microsite- Banner Ads
Ngày nay, internet không còn xa lạ với mọi người. Thông qua khảo sát, giao dịch qua website mang lại độ tin tưởng gấp 2 lần so với các giao dịch tại các mạng thông tin khác. Với doanh nghiệp, website không chỉ đơn thuần giới thiệu doanh nghiệp. Website có thể trực tiếp kéo khách hàng cũng như tạo dựng độ phủ thương hiệu. Hiện nay không có thương hiệu lớn nào mà không tận dụng kênh này.
Toàn bộ các ấn phẩm trên là nhận diện tĩnh – ít thay đổi theo thời gian. Bên cạnh đó còn hệ thống truyền thông động, thay đổi thường xuyên theo thời gian và các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp. Hệ thống truyền thông động có thể banner, poster, cover… facebook, website và các giao diện điện tử khác là chủ yếu vì tính cập nhật hàng ngày là yếu tố cốt lõi khi doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng trên sàn giao dịch. Hệ thống nhận diện động cũng thường gặp ở các cửa hàng, doanh nghiệp thương mại… được thay đổi theo mỗi chiến dịch bán hàng.
Quy trình 4 bước xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả
Điều quan trọng nhất của bộ nhận diện thương hiệu, trên cả sự chuyên nghiệp và đẹp mắt chính là tính thống nhất. Tất cả các tác phẩm cần đảm bảo tính kế thừa và phát huy từ nhận diện lõi, đảm bảo tính quy chuẩn, không vi phạm các tiêu chuẩn nhận diện chuyên nghiệp.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là quá trình đầu tư lâu dài, nghiêm túc và bài bản. Dựa trên chiến lược truyền thông của các doanh nghiệp mà quy trình thực hiện của mỗi doanh nghiệp sẽ có những khác biệt nhất định. Tuy nhiên, tất cả đều thống nhất và lấy nhận diện lõi là tiêu chuẩn tiên quyết, dựa trên hệ quy chiếu 3 chiều: Một là với nguồn lực doanh nghiệp: sáng tạo, chuyên nghiệp, bám sát chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là phù hợp với công chúng mục tiêu. Cuối cùng là khác biệt so vs đối thủ.
Về cơ bản, quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cần các bước như sau:
Quy trình cách để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả?
Bước 1: Nghiên cứu định hướng chiến lược
Bước này thực hiện khai thác các thông tin chung và riêng về doanh nghiệp. Thông qua đó hình thành một bức tranh tổng quát về hiện trạng và giải pháp cho doanh nghiệp. Bước nghiên cứu nên đủ 3 hệ quy chiếu. Nguồn lực doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh và khách hàng hướng tới.
Chiến lược thương hiệu sẽ đầy đủ từ chiến lược khác biệt hoá, định hướng giải pháp thiết kế thương hiệu và chiến lược truyền thông thương hiệu.
Một lưu ý là bạn sẽ cần tập trung lựa chọn chiến lược, và hệ thống nhận diện thương hiệu sát nhất với chiến lược truyền thông. Tất cả tạo thành một dòng chảy và tạo nên hiệu quả cao nhất.
Bước 2: Brainstorming giải pháp chiến lược thương hiệu
Tìm kiếm điểm khác biệt hoá thương hiệu và chuẩn bị kế hoạch thực thi chiến lược: tìm ra PODs và USP để soi sáng cho tất cả hoạt động truyền thông, thiết kế thương hiệu trong hoạt động kinh doanh.
Bước 3: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (hay thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu)
Bạn nên lựa chọn các ấn phẩm quan trọng, cần và đủ, không nên thừa thãi gây lãng phí. Sau đó, bạn triển khai thiết kế các ấn phẩm nhận diện lõi như đặt tên thương hiệu, đặt tên công ty, tới thiết kế logo. Sau đó phát triển đặc trưng thương hiệu. Và ứng dụng một cách linh hoạt vào ấn phẩm truyền thông động và tĩnh.
Lưu ý: cần khéo lựa chọn ấn phẩm quan trọng trước khi thiết kế thương hiệu. Nó có tác động ngắn hay dài tới khách hàng tiềm năng tại điểm tiếp cận (touchpoint). Từ đó, giúp đạt được mục tiêu truyền thông tốt nhất.
Bước 4: Truyền thông thương hiệu
Quảng bá thương hiệu qua các kênh online, offline, sáng tạo và hấp dẫn, quyến rũ người dùng. Đo lường hiệu quả độ nhận biết thương hiệu, đánh giá sức khoẻ thương hiệu. Và kiểm toán điều chỉnh cho phù hợp.
Bảo hộ sở hữu trí tuệ
Hiện nay, thương hiệu được định giá như một tài sản. Tuy nhiên, thương hiệu là một tài sản vô hình. Để bảo vệ tài sản này, các doanh nghiệp cần thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ các sản phẩm như: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…
Khi bảo hộ sỡ hữu trí tuệ, nhãn hiệu sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp. Xác lập Độc quyền nhãn hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ giúp giảm thiểu rủi ro thương mại.
Ví dụ: thương hiệu AAA kinh doanh 10 năm nhưng không bảo hộ. Một ngày đẹp trời vào năm thứ 11, thương hiệu AAA bị đơn vị B đăng ký. Sau đó, B yêu cầu AAA dừng việc sử dụng và khai thác thương hiệu AAA. Vậy thiệt hại về mặt kinh tế là bao nhiêu cho đơn vị AAA là bao nhiêu. Thiệt hại là tổng của nhiều mất mát. Một là mất thương hiệu. Hai là mất tài chính 10 năm xây dựng thương hiệu. Ba là mất lợi thế cạnh tranh. Thêm tổn thất tinh thần của cả doanh nghiệp.
Ứng dụng và quản trị hệ thống nhận diện thương hiệu
Thương hiệu cần có Brand Guidelines để quản lý trong quá trình ứng dụng và quản trị. Ban quản trị doanh nghiệp cần tuân thủ quy chuẩn. Đảm bảo tính thống nhất, chuyên nghiệp. Gia tăng nhận thức thương hiệu.
Xem thêm: Brand guidelines là gì