Tư vấn chiến lược định vị thương hiệu và bài học lớn từ các đơn vị mạnh

Chiến lược định vị thương hiệu xuất phát từ định vị sản phẩm và thị trường mục tiêu. Định vị giúp khách hàng chọn lựa sản phẩm của bạn nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Quyết định định vị thương hiệu của bạn phụ thuộc vào mức độ hiểu biết của bạn về  nhu cầu khách hàng, nguồn lực của bạn cũng như đối thủ cạnh tranh. Hãy cùng Adina Việt Nam tiến hành xây dựng chiến lược định vị cho thương hiệu của bạn qua các “ông lớn” nhé!

Nội dung bài viết

Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là một chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu tạo được ấn tượng lớn trong lòng khách hàng và sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ các nhà sản xuất cho tới các đơn vị phân phối hay các tổ chức phi lợi nhuận, định vị thương hiệu sẽ tác động tới khả năng nhận biết và kết nối của khách hàng với doanh nghiệp của bạn. Lợi ích định vị thương hiệu là 1 đến 2 lợi ích (cùng lắm là 3) mà khách hàng muốn nhận từ bạn. Lợi ích này bạn phải vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, có thể lý tính có thể cảm tính. Ví dụ Honda định vị là “bền”, Oppo lựa chọn định vị dòng sản phẩm hướng tới là điện thoại selfie, hay kem đánh răng Sensodyne có mục tiêu định vị chính là chống ê buốt.

Vậy tại sao lại chỉ nên có 1 đến 2 lợi ích mà tốt nhất là 1?

Lý do là vì khách hàng có quá nhiều thông tin để nhớ hàng hà sa số lợi ích mà bạn mang lại. Bí quyết của định vị chính là nói ”không”. Trường hợp này áp dụng cho bạn khi bạn có nhiều lợi ích cung ứng tới khách hàng. Có những mục tiêu bạn phải đánh đổi, cân đo đong đếm giữa thiệt và hơn trong các lựa chọn để đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho từng thời điểm.

Vậy yếu tố nào cấu thành nên một chiến lược định vị thương hiệu?

Để định vị thương hiệu của mình in sâu trong tâm trí khách hàng, bạn cần xác định rõ những vấn đề sau:

Đối thủ cạnh tranh

Bạn đang trực tiếp cạnh tranh với ai? Khách hàng của bạn đang để mắt tới đơn vị nào? Điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì? Định vị của họ đang ở đâu? Nếu bạn làm tốt hơn đối thủ, hãy cố gắng thúc đẩy những điểm mạnh của bạn nếu nó có ý nghĩa với khách hàng của bạn.

XEM TIẾP

Ưu điểm trong các lợi ích bạn cung ứng

Bạn cần nắm rõ sản phẩm hay dịch vụ của mình có ưu điểm gì? Ưu điểm này dễ truyền thông không? Có ý nghĩa với khách hàng không? Từ đây chiến lược định vị, quảng bá thương hiệu của bạn sẽ dễ chạm tới thành công hơn.

Lợi thế cạnh tranh của bạn

Lợi thế cạnh tranh là kỹ năng gắn kết con người, một nguồn lực hay đặc điểm của sản phẩm dịch vụ. Bạn sẽ muốn duy trì nó bền vững, kéo dài càng lâu càng tốt. Dưới đây là 7 bước phân tích lợi thế cạnh tranh trong chiến lược thương hiệu của bạn:

  • Lựa chọn phân đoạn và thành viên của đơn vị ra quyết định
  • Liệt kê những lợi ích khách hàng của bạn tìm kiếm theo thứ tự giảm dần
  • Liệt kê những khả năng mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn sở hữu
  • Kết hợp lợi ích với năng lực cần có để cung cấp được lợi ích đó
  • Đánh giá năng lực
  • Xác định lợi thế cạnh tranh của mình
  • Xác định ưu thế lợi ích tiềm năng.

Sau khi đã có lợi thế cạnh tranh và xác định được định vị thương hiệu, nhiệm vụ của bạn là tuân thủ nguyên tắc: Nhất quán trong quản lý thương hiệu. Tuân thủ “định vị thương hiệu” để đảm bảo ghim được vào bộ nhớ của khách hàng.

Giờ chúng ta sẽ cùng tham khảo một số định vị thương hiệu nổi tiếng để rút ra bài học cho chính thương hiệu của mình nhé!

Học gì từ chiến lược định vị của những thương hiệu lớn?

Chiến lược định vị thương hiệu của Honda là gì?

Chúng ta hãy nhớ trong đầu xem nghĩ tới Honda có phải bạn đang nghĩ tới “BỀN” không nhé. Đúng vậy! Honda định vị TOP OF MIND trong tâm trí người Việt mình là BỀN. Sản phẩm của Honda từ những lần ra mắt đầu tiên đã đánh vào tâm lý khách hàng. Đó là BỀN. Trong khi hàng Trung Quốc mẫu mã đa dạng nhưng nhanh hỏng hoặc các đối thủ khác sản phẩm xe máy nhanh “tã” và “mất giá” thì Honda lại nổi lên là ngôi sao xe máy “bền” dùng lâu mà bán lại vẫn “được giá”. Bởi vậy Honda được ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Công nghệ Nhật, quy trình Nhật giúp Honda duy trì được lợi thế này cho tới tận nay 2020 bạn ạ.

Chiến lược định vị thương hiệu của PepsiCo là gì?

Trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, hai thương hiệu giải khát Pepsi và Coca luôn là chủ đề bàn tán mà đông đảo người tiêu dùng quan tâm. Người đến sau PepsiCo so với Coca mang tâm thế định vị mình luôn là người đến sau. Và mẫu người vui nhộn mà Pepsico chọn phù hợp với định vị Next Generation của Pepsi.Trở về quá khứ, Pepsi đã từng nghĩ rằng có thể cạnh tranh với ông trùm nước giải khát lâu năm bằng giá cả và hương vị. Tuy nhiên liên tiếp các cuộc chiến đều cho thấy Coca chiếm ưu thế hơn vì đây là một thương hiệu đã đi sâu vào lòng người tiêu dùng. Và lúc này, để hoàn thành mục tiêu thì bắt buộc Pepsi phải có hướng đi riêng.

Trong khi Coca vẫn giữ nguyên logo của mình kể từ năm 1887 thì Pepsi đã có sự đổi mới liên tục qua 10 logo sáng tạo. Và để đi xa hơn “Người đi trước”, “Người đến sau” đã xây dựng chiến dịch quảng cáo “Sự lựa chọn của thế hệ mới”. Trái với thông điệp khẳng định những điều quen thuộc và hướng về quá khứ của Coca, Pepsi đã gửi tới khách hàng của mình những giá trị của tương lai và tập trung chủ yếu vào thế hệ trẻ. Đặc biệt, quyết định sử dụng TVC quảng cáo thương hiệu với sự xuất hiện của ngôi sao nhạc pop Michael Jackson trong không khí vui nhộn, rực lửa đã đưa Pepsi lên đỉnh vinh quang.

>>> Xem thêm: 4 chiến lược then chốt giúp phát triển doanh nghiệp

Qua những thông tin trong bài viết, Adina hy vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích cho chiến lược định vị thương hiệu của mình. Nếu bạn có bất kỳ khúc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo của Adina Việt Nam.

 

Call Now Button