HANOI |
HCMC |
LIÊN HỆ BÁO GIÁ | ADINA PROFILE |
Ở những blog trước, Adina Việt Nam đã chia sẻ cách để xây dựng thương hiệu. Chủ đề hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để phát triển thương hiệu của mình. Chiến lược thương hiệu – Những chiến lược then chốt giúp phát triển doanh nghiệp.
Nội dung bài viết
Chiến lược thương hiệu là nền tảng vững chắc
Hôm nay, câu chuyện mà Adina Việt Nam muốn kể sẽ bắt đầu bằng một dụ ngôn: Xây nhà trên đá. Dụ ngôn kể rằng: một người đã xây ngôi nhà của mình trên một tảng đá. vì vậy, mưa, lũ lụt hay gió bão cũng không thể lật đổ được ngôi nhà.
Cũng có một ngạn ngữ phương Tây nổi tiếng:
“Bạn chỉ có thể xây một ngôi nhà bằng cát trên nền rơm.”
Cả dụ ngôn và ngạn ngữ kia đều chỉ ra rằng:
Những gì bạn xây dựng trên nền tảng không ổn định khiến công việc của bạn khó khăn hơn. Và đặc biệt, doanh nghiệp sẽ khó đứng vững trong thời điểm khủng hoảng.
Câu chuyện thương hiệu
Thương hiệu là nền tảng. Khi các doanh nghiệp không dành đủ thời gian để xây dựng một nền tảng thương hiệu, họ sẽ vấp phải những khó khăn do chính mình tạo ra trong quá trình gia nhập thị trường.
Một minh chứng rõ nét là khủng hoảng mà các doanh nghiệp đang đối mặt do Corona gây ra.
Tuy nhiên, điều gì đang xảy ra?
Các thương hiệu lớn vượt qua khủng hoảng dễ dàng hơn
Trong khi chứng khoán đỏ sàn thì các ông lớn trong rổ VN30 đang vươn lên bứt tốc với mức tăng trưởng ổn định, thâm chí nhiều mã tăng trần.
Cuộc lao đao do Corona như một cuộc đào thải tự nhiên, hất văng các công ty yếu kém, có nợ nhiều, mô hình phát triển kém bền vững, chiến lược kinh doanh không cạnh tranh.
“Sau tất cả, những thương hiệu có nền tảng vững chắc sẽ là những doanh nghiệp còn lại sau cơn bão.”
Cùng chúng tôi bắt đầu chủ đề ngày hôm ngay bây giờ nhé!
Chiến lược thương hiệu là gì?
Chiến lược thương hiệu là kế hoạch tạo ra và dán nhãn một hình ảnh cụ thể lên doanh nghiệp. Hình ảnh đó chính là thương hiệu. Nó kết nối sản phẩm và dịch vụ vớ hình ảnh đại diện trong tâm trí khách hàng. Từ đó tạo nên một thói quen nhận thức: Nhìn thấy hình ảnh đó là nhìn thấy doanh nghiệp.
Kết quả của một chiến lược thương hiệu thành công là mức độ nhận biết thương hiệu tăng cao. Từ đó thúc đẩy giá trị tài sản hữu hình (doanh thu, lợi nhuận) và tài sản vô hình (tài sản thương hiệu).
Phát triển thương hiệu là gì?
Phát triển thương hiệu là một chiến dịch bao hàm các chiến lược thương hiệu. Phát triển thương hiệu là quá trình duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ và niềm tin của người tiêu dùng đối với một thương hiệu. Phát triển thương hiệu là một quá trình liên tục và lâu dài.
Song song với với các chiến lược phát triển sản phẩm mới là các chiến lược nhận diện thương hiệu đồng hành. Tổng quan quá trình này tạo nên một chiến dịch phát triển thương hiệu đồng bộ, thống nhất, mang thương hiệu tiếp xúc gần hơn với công chúng.
Phân biệt giữa phát triển thương hiệu và xây dựng thương hiệu
Đừng lầm tưởng giữa hai khái niệm này bạn nhé!
Nếu coi phát triển thương hiệu là một chiến dịch thì xây dựng thương hiệu chính là chiến lược. Phát triển thương hiệu là mục tiêu. Xây dựng thương hiệu là thực thi để đạt được mục tiêu đó. Cả hai tuy khác nhau nhưng song hành, bao hàm và hỗ trợ nhau.
-
Phát triển thương hiệu = mục tiêu
Phát triển thương hiệu là chiến dịch dài hơi bao gồm các giai đoạn từ nghiên cứu đến triển khai, truyền thông, phổ biến và duy trì.
-
Xây dựng thương hiệu = thực thi
Xây dựng thương hiệu là phương tiện giúp bạn ứng dụng hữu hình mọi phương thức truyền thông quảng bá và phát triển thương hiệu.
Tuy có sự khác biệt giữa xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu nhưng cả đều hướng tới một mục tiêu quan trọng – khiến mọi người biết bạn là ai.
Mối quan hệ của khách hàng với doanh nghiệp cũng giống như bất kỳ mối quan hệ cá nhân nào khác – nó đòi hỏi sự phát triển liên tục. Vì vậy, nếu bạn không quan tâm đến sự phát triển thương hiệu của chính mình thì khách hàng cũng khó mà có thể biết – nhớ – tin tưởng- đồng hành cùng bạn được.
Vậy làm như nào để phát triển thương hiệu?
Cùng chúng tôi tìm hiểu 4 chiến lược then chốt trong quá trình phát triển thương hiệu nhé!
4 chiến lược phát triển thương hiệu then chốt để triển khai
Trước khi bắt đầu, Adina xin nhắc bạn rằng, các chiến lược này không chỉ được thực hiện một lần. Giống như phát triển thương hiệu là quá trình phát triển lâu dài, các chiến lược phát triển cũng cần thực hiện liên tục.
Chiến lược thương hiệu 1: Hiểu rõ doanh nghiệp của bạn – Xác định thông điệp cốt lõi của thương hiệu của bạn
Trước tiên, bạn cần xác định được vị thế của doanh nghiệp ở trên dòng chảy của thị trường bằng cách trả lời 3 câu hỏi sau:
1, Doanh nghiệp của bạn cung cấp sản phẩm/ dịch vụ gì?
2, Doanh nghiệp của bạn đứng ở đâu trong ngành?
3, Câu hỏi quan trọng nhất: Thương hiệu của bạn được bạn dán nhãn (định vị) như nào?
Kiểm tra trên hệ quy chiếu:
Khi trả lời 3 câu hỏi trên, bạn cần kiểm tra trên 2 hệ quy chiếu:
- Hệ quy chiếu giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh trên thị trường
- Hệ quy chiếu giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu
Riêng với hệ quy chiếu thứ nhất, bạn nên sử dụng mô hình phân tích SWOT bao gồm: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).
Hoàn thành những câu hỏi trên hai hệ quy chiếu giúp bạn rõ ràng hơn về thông điệp của thương hiệu đến đối tượng mục tiêu. Thông điệp này là yếu tố mang tính định vị. Nó giúp phân biệt doanh nghiệp của bạn với các doanh nghiệp khác và tại sao khách hàng mục tiêu của bạn nên chọn bạn hơn đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược thương hiệu 2: Hiểu rõ công chúng mục tiêu
Một phần của sự phát triển thương hiệu của bạn là hiểu rõ công chúng mục tiêu để truyền đi thông điệp đúng và trúng. Nhiều doanh nghiệp mắc phải vấn đề khi mà họ cố muốn khách hàng trở thành một ai thay vì hiểu thực sự họ là ai.
Một ví dụ để bạn hiểu hơn trong trường hợp này:
Thương hiệu định vị mình với thông điệp: “Mặc thương hiệu sẽ biến bạn thành một quý cô sành điệu.”
Thông điệp đã thực hiện tốt 1 nửa vai trò của mình: lời hứa với khách hàng
Nhưng 1 nửa vai trò còn lại: “trở thành một quý cô sành điệu” – khách hàng thực sự muốn là một quý cô sành điệu hay khách hàng chỉ đơn thuần là muốn sở hữu một món đồ tốt?
Nhiều thương hiệu nghĩ rằng họ biết đối tượng của mình là ai, hoặc tạo ra người mua để thử và xác định chính xác họ.
Khá là mất công đúng không?
Một mẹo nhỏ mà Adina tin rằng bạn có thể áp dụng và đạt hiệu quả bất ngờ!
Bạn đang nắm trong tay cuốn từ điển về công chúng của mình mà bạn không hề biết đấy!
Đó chính là đánh giá của khách hàng: Sử dụng chính ngôn ngữ của khách hàng để giao tiếp với khách hàng. Sử dụng kỳ vọng của khách hàng để thuyết phục khách hàng.
Một ví dụ đó là Case của Amazon khi tấn công thị trường Ấn Độ.
Chỉ có 10% dân số Ấn Độ biết tiếng Anh. Để phá vỡ rào cản ngôn ngữ ấy, Amazon đã phát triển ứng dụng và website bằng ngôn ngữ Hidi*.
*Hidi là ngôn ngữ ưu tiên của Ấn Độ. Tương tự như người Việt thường ưu tiên sử dụng tiếng Việt.
Bằng cách này, thương hiệu đã hóa thân thành nhóm công chúng mục tiêu và hành động như công chúng. Sự tương đồng này giúp khách hàng cảm thấy sự đồng cảm và kết nối với thương hiệu.
Chiến lược thương hiệu 3: Xây dựng bộ tài nguyên thương hiệu
Hãy bắt đầu từ nền tảng:
Tạo cho mình một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh!
Tham khảo Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu tại đây.
Hành trình xây dựng và phát triển một thương hiệu thực tế bắt đầu từ đây.
Hiểu nôm na quá trình này là làm thân với khách hàng.
Bạn khiến khách hàng biết bạn là ai?
Bạn khiến khách hàng quen thuộc với thương hiệu của mình
Bạn khiến khách hàng bắt đầu trải nghiệm thương hiệu của mình
Bạn khiến khách hàng trở thành “bạn thân” của mình
Tất cả hành trình này đồng thời là quá trình gia tăng sức mạnh thương hiệu. Dựa trên tài nguyên thương hiệu bạn đã xây dựng, bạn có thể gia tăng tháp nhận biết này thông qua 8 kênh Nhận biết thương hiệu- Phương pháp gia tăng sức mạnh thương hiệu.
Chiến lược thương hiệu 4: Theo dõi tiến trình tăng trưởng của thương hiệu
Theo dõi là quá trình quan trọng giúp bạn đánh giá được chiến lược mà bạn đưa ra đã thực sự hiệu quả hay chưa, có cần điều chỉnh hay “gia giảm” gì hay không.
Những khía cạnh bạn cần quan sát như:
- Lượng khách hàng tiếp cận thương hiệu tăng hay giảm
- Khách hàng tiếp xúc với thương hiệu qua các kênh quảng bá nào?
- Kênh quảng bá nào tỏ ra hiệu quả?
- Có bao nhiêu khách hàng tiềm năng mới trong tuần/ tháng/ quý?
- Khách hàng phản hồi như nào với chiến lược mới của bạn?
Sau khi theo dõi, xem xét những khía cạnh này, bạn có thể thực hiện điều chỉnh để phù hợp với kế hoạch phát triển thương hiệu của bạn. Và đừng quên loại bỏ ngay những chiến lược khiến khách hàng quay lưng với thương hiệu.
Tuy nhiên bạn có 1 lưu ý nhỏ!
Các góc độ phát triển thương hiệu mới cần phải phù hợp với giá trị cốt lõi của thương hiệu và kỳ vọng của khách hàng.
Chắc bạn không quên ví dụ về kế hoạch thay đổi thiết kế bao bì lịch sử của Tropicana – nhãn nước cam nổi tiếng của Pepsi Cola đúng không?
Điều đó đồng nghĩa với việc bạn không cần phải thực hiện những thay đổi quá lớn. Hãy điều chỉnh khéo léo để không vô tình tạo áp lực lên thương hiệu và dư luận
Trên đây là những chia sẻ của Adina về các chiến lược then chốt giúp phát triển thương hiệu.
Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ hữu ích nếu bạn còn đắn đo về chiến lược phát triển thương hiêu của mình.
Chúc các bạn thành công!