Tra cứu bảo hộ nhãn hiệu là bước đầu tiên và quan trọng, quyết định đến khả năng thành công trong quá trình nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu về sau. Dưới đây là toàn bộ những hướng dẫn chi tiết tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại cục sở hữu trí tuệ.

1. Tra cứu sơ bộ là gì?

Tra cứu sơ bộ là gì? là công việc quan trọng, đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu tra cứu dựa trên cở sở dữ liệu có sẵn của Cục Sở hữu trí tuệ. Cơ sở dữ liệu này được Cục update công khai tại Cổng thông tin Thư viện số về Sở hữu Công nghiệp.

Cơ sở dữ liệu này thường chậm hơn so với thực tế từ 3-6 tháng. Vì vậy, việc tra cứu sơ bộ này chỉ mang tính tham khảo, không phải là cơ sở đánh giá chính xác khả năng đăng ký thành công của một nhãn hiệu.

Hiện nay, công việc tra cứu sơ bộ thường do các bạn chuyên viên về nhãn hiệu tra cứu với nghiệp vụ và kinh nghiệm dày dặn. Tuy nhiên, bạn cũng hoàn toàn có thể tự tra cứu sơ bộ được. Hãy bắt đầu luôn nhé.

2. Phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Trước khi thực hiện tra cứu sơ bộ nhãn hiệu hàng hóa cũng như nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn cần phân loại xem nhãn hiệu thuộc nhóm ngành hàng hòa dịch vụ nào dựa trên Bảng phân loại nhóm hàng hóa dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ. Dựa trên thỏa ước, bảng được chia thành 45 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về hàng hóa sản xuất, từ nhóm 35 đến nhóm 45 là về dịch vụ. (Nguồn: Cục Thông tin điện tử Cục Sở hữu trí tuệ)

BẢNG PHÂN LOẠI QUỐC TẾ DANH MỤC HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ NI-XƠ Phiên bản 11 – 2019  

Thông thường, bạn sẽ chọn ngành theo đúng dịch vụ và sản phẩm mà bạn cung cấp trên thị trường. Nhưng ở một số trường hợp, bạn cũng muốn đăng ký thừa. Tức là, bạn đã dự định tương lai sẽ phát sinh sản phẩm dịch vụ mới và muốn đăng ký luôn. Hoặc, bạn không muốn nhãn hiệu của bạn bị bất kỳ ai dù trong hay ngoài ngành đăng ký. Bạn hãy cân nhắc kỹ nhé. Tất nhiên, nó có liên quan đến tài chính nữa. Nhiều nhóm ngành sẽ tốn kém hơn.

XEM TIẾP

Sau khi phân loại theo bảng trên, bạn bắt tay luôn vào tra cứu nhé. Đừng lo lắng. Trình tự tra cứu ở ngay đây.

3. Các bước tiến hành tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu

Lưu ý:

Trước khi tiến hành tra cứu, chúng ta có 2 điều cần lưu ý:

1, Tra cứu sơ bộ chỉ có thể đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu khoảng 60%

2, Nhãn hiệu tra cứu có hai phần: Chữ và Hình. Vì vậy, trong quá trình tra cứu chúng ta cần đảm bảo đánh giá cả 2 phần này.

Tiến hành tra cứu:

Sau khi vào Thư viện số về nhãn hiệu của Cục SHTT, màn hình tra cứu sẽ hiện thị như dưới đây:

Huong-dan-tra-cuu-kha-nang-bao-ho-nhan-hieu-1024x492
Hình 1: Màn hình hiển thị cổng chính để tra cứu nhãn hiệu

– Phần “Tên trường” ở bên trái màn hình là các thông tin về nhãn hiệu đế bạn có thể tra cứu như: Nhãn hiệu tìm kiếm, số đơn, số bằng, tên chủ đơn, tên chủ bằng…

Huong-dan-tra-cuu-kha-nang-bao-ho-nhan-hieu-1-1-1024x506
Hình 2: Màn hình “Tên trường”

– Phần biểu thức ở chính giữa màn hình là phần mà bạn điền thông tin để tiến hành tra cứu.

VD: ở phần “Tên trường” chủ đơn để trường tra cứu là “Nhãn hiệu tìm kiếm” và ở phần “Biểu thức” chủ đơn điền thông tin nhãn hiệu là “NAM SƠN” (để trong dấu ngoặc kép). Sau khi hoàn thành, Chủ đơn click chuột vào ô “Tìm kiếm” thì cơ sở dữ liệu sẽ hiện ra tất cả các nhãn hiệu “NAM SƠN” đã đăng ký từ trước đến nay.

Huong-dan-tra-cuu-kha-nang-bao-ho-nhan-hieu-2-1024x524
Hình 3: Màn hình hiển thị kết quả tra cứu

– Chủ đơn có thể kết hợp nhiều trường tra một lúc để có thể ra được kết quả tra cứu chính xác và nhanh chóng hơn.

VD: Chủ đơn có thể để trường 1 là “Nhãn hiệu tìm kiếm” và để trường tra 2 là “Nhóm SP/DV”. Khi đó, kết quả tra cứu sẽ hiện thị những nhãn hiệu đồng thời thỏa mãn hai trường tra trên.

4. Quy tắc về các ký tự trong tìm kiếm từ khóa

– Ký tự “*”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc nhiều ký tự. Ví dụ: Nếu nhập vào từ khoá tìm kiếm là “h*n” => kết quả trả về có thể là: hoan, hon, hơn…

– Ký tự “?”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc một ký tự. Ví dụ: Nếu nhập vào từ khoá tìm kiếm là “h?n” => kết quả trả về có thể là: han, hon, hen…

– Ký tự “_”: Thay thế cho một ký tự. Ví dụ: Nếu nhập vào từ khoá tìm kiếm là “h_” => kết quả trả về có thể là: hà, hô…

– Cặp ngoặc kép “…”: Nếu bạn đặt chuỗi tìm kiếm trong dấu ngoặc kép, khi tìm kiếm, hệ thống sẽ tìm chính xác những bản ghi chứa chuỗi đó. Chuỗi tìm kiếm đặt trong dấu ngoặc kép được coi là một từ.

5. Đánh giá kết quả tra cứu nhãn hiệu

Sau khi kết quả tìm kiếm, bạn cần thực hiện đánh giá khả năng trùng và tương tự của nhãn hiệu tra cứu với các nhãn hiệu đã tìm kiếm được. Từ đó đưa ra kết luận xem nhãn hiệu tra cứu có khả năng bảo hộ cao hay thấp. Tính xác thực của kết quả tra cứu sơ bộ phụ thuộc vào rất nhiều kinh nghiệm đánh giá của người tra cứu để đảm bảo không nhầm lẫn hay bỏ sót nhãn hiệu trùng lặp hay tương tự.

Ngoài thư viện số của Cục SHTT, chủ đơn có thể tra cứu thêm các nhãn hiệu nước ngoài nộp đơn chỉ định độc quyền tại Việt Nam thông qua thư viện số của Cục SHTT thế giới Wipo. Link tra cứu Wipo: https://www3.wipo.int/branddb/en/

Tuy nhiên, kết quả tra cứu sơ bộ là đánh giá khách quan bước đầu, chỉ mang tính tham khảo. Vì vậy, sau khi đánh giá sơ bộ nhãn hiệu, doanh nghiệp hoặc đơn vị ủy quyền của doanh nghiệp tiến hành gửi mẫu logo nhãn hiệu vào Cục Sở Hữu Trí Tuệ (SHTT) để các xét nghiệm viên tiến hành tra cứu chuyên sâu. Việc tra cứu chuyên sâu có độ chính xác đến 95% và là kết quả để doanh nghiệp đưa ra quyết định có nên tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hay là không?

Hướng dẫn đăng ký bảo hộ thương hiệu

Adina Việt Nam hi vọng những thông tin trên đã cung cấp cho các bạn nền tảng để thực hiện tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu của mình. Tham khảo thêm về Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại đây!

 

Call Now Button