Trademark là gì? Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu - Adina Việt Nam

“Trademark” là một tài sản trí tuệ mang tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, với nhãn hiệu riêng đồng nghĩa với việc bản sắc riêng cho doanh nghiệp đó sẽ tạo được dấu ấn và giữ được bản quyền tài sản trí tuệ trong quá trình định hình vị trí cũng như con đường phát triển sau này. Vậy cụ thể trademark là gì và quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Trademark) theo luật sở hữu trí tuệ cụ thể bao gồm những bước nào? Các bạn hãy cùng Adina Việt Nam tìm hiểu về chủ đề hấp dẫn này nhé.

Trademark là gì?

Nhãn hiệu (trademark) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”.

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa nhãn hiệu như sau: nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).

Brand là gì?

Thương hiệu (Brand) là thuật ngữ mới, được sử dụng rộng rãi ở nước ta trong thương mại, quảng cáo nên nó trở nên thông dụng được đa số người dân sử dụng. Tuy nhiên, trên phương diện pháp lý, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu.

Thương hiệu là hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng thông qua ba nguồn:

  1. Kinh nghiệm quá khứ của bản thân khi giao tiếp với doanh nghiệp
  2. Câu chuyện mà doanh nghiệp nói về chính mình
  3. Cá nhân hoặc tập thể khác nói về doanh nghiệp
phân biệt trademark và brand
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu An Phong

 Phân biệt Trademark và Brand 

1, Nhãn hiệu (Trademark) có khả năng đăng ký bảo hộ độc quyền còn thương hiệu (Brand) thì không

Nhãn hiệu” là thuật ngữ được sử dụng dưới góc độ pháp lý còn “thương hiệu’ được sử dụng dưới góc độ quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, nhãn hiệu là tài sản hữu hình còn thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Do đó, theo quy định của pháp luật, chỉ có “nhãn hiệu” mới là đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, còn “thương hiệu là ấn tượng chủ quan của khách hàng, hình thành qua quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp, tạo nên sức cạnh tranh và giá trị của doanh nghiệp trên thị trường.

XEM TIẾP

phân biệt trademark và brand (2)
Nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ

2 Nhãn hiệu (Trademark) có thể quản trị còn thương hiệu (Brand) thì không

Nhãn hiệu bao gồm các dấu hiệu, thiết kế đồ họa dùng để phân biệt doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác như: logo, khẩu hiệu… Vì vậy, nhãn hiệu có thể nghe – nhìn – sờ – cầm.

Nhãn hiệu là câu chuyện mà doanh nghiệp nói về chính mình. Do đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch và quản trị dễ dàng thông qua hệ thống quản lý thống nhất và có quy chuẩn.

Thương hiệu là ấn tượng chủ quan hình thành trong tâm trí khách hàng thông qua nghe – nhìn – sờ – cầm. Với mỗi khách hàng khác nhau lại có một ấn tượng chủ quan khác nhau. Do đó, thương hiệu không thể quản trị mà chỉ có thể xây dựng thương hiệu và sửa chữa khủng khoảng thương hiệu.

3,Thương hiệu (Brand) tồn tại lâu hơn nhãn hiệu (Trademark)

Nhãn hiệu có thể thay đổi liên tục qua nhiều năm còn thương hiệu thì tồn tại lâu dài trong tâm trí khách hàng.

Ví dụ mới nhất đó chính là nhãn xe BMW vừa chính thức công bố logo mới được gắn trên chiếc Concept i4.

Trải qua 1 thập kỉ, BMW đã nhiều lần thay đổi nhận diện lõi của mình để phù hợp với hình ảnh và chiến lược mới của doanh nghiệp:

Trải qua nhiều lần thay đổi nhãn hiệu. BMW vẫn tồn tại trong công chúng là hình ảnh một thương hiệu xe ô tô sang trọng, thiết kế thể thao với khả năng vận hành lớn của Đức.

Tuy nhiên, để hợp thức hóa thương hiệu, nhãn hiệu cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua hoạt động đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

nhan-hieu-BMW
Nhãn hiệu BMW thay đổi liên tục qua nhiều năm

Đăng ký trademark hay bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là gì?  

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay bảo hộ thương hiệu là hoạt động pháp lý xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu, quyền sở hữu của bạn đối với nhãn hiệu đó được công nhận. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, nhãn hiệu của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ, chống lại mọi hành vi làm giả làm nhái của các tổ chức, cá nhân khác. Ngoài ra, việc đăng ký nhãn hiệu là yêu cầu bắt buộc phải có khi sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang kinh doanh bị các bên Thị trường và công an kinh tế kiểm tra.

Sau khi đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể thực hiện giao dịch liên quan đến nhãn hiệu đó một cách hợp pháp. Đây được coi là quyền tài sản theo quy định của pháp luật. Tức là bạn có quyền sử dụng nhãn hiệu; chuyển giao, chuyển nhượng, để lại thừa kế, góp vốn quyền sở hữu nhãn hiệu. Mọi cá nhân tổ chức chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó khi có sự cho phép của bạn.

Tại sao bạn phải đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (Trademark) là điều quan trọng cần thiết nhưng các doanh chủ Việt toàn quên. Bạn có ý thức đăng ký sớm ngày nào bạn sẽ nhận được quyền lợi hợp pháp khi sở hữu nhãn hiệu ngày đó.

  • Yên tâm gắn nhãn hiệu lên sản phẩm dịch vụ của bạn
  • Khi có sự sao chép gây tương tự hay nhầm lẫn, bạn có quyền lợi hợp pháp và được bảo vệ. Bạn có thể mời luật sư và công an kinh tế vào cuộc để xử lý các vi phạm với các hành vi ăn cắp thương hiệu hay nhái thương hiệu của bạn
  • Bạn sẽ không phải chịu tổn thất khi so với việc bạn không đăng ký: hãy làm một phép so sánh. Trường hợp bạn không đăng ký. Sau 3 4 năm thậm chí 10 năm, một đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu của bạn kinh doanh đúng ngành của bạn và họ có đăng ký nhãn hiệu rồi. Vậy bạn có đòi được lại thương hiệu mà mình gây dựng bấy lâu. Rất khó với hệ thống luật theo hình thưcs first-to-file bạn nhé. Lúc này thiệt hại= mất thương hiệu (mất thị trường, uy tín)+ thiệt hại về chi phí truyền thông, xây dựng thương hiệu và các tổn thất vô hình về mặt tinh thần khác. Con số sẽ càng lớn nếu số năm bạn xây dựng thương hiệu càng dài.
  • Có cơ sở pháp lý và là nền tảng cho bạn xây dựng thương hiệu chuẩn chỉ, chuyên nghiệp.
  • Tạo dựng uy tín thương hiệu và thể hiện sự đầu tư đúng mức của doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ

Có thể bạn quan tâm: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp

5 bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

Bước 1: Tra cứu sơ bộ nhãn hiệu đăng ký

Tiến hành tra cứu sơ bộ logo nhãn hiệu dựa trên cơ sở dữ liệu công khai của Cục Sở Hữu Trí Tuệ (dữ liệu công khai thường update chậm hơn so với thực tế từ 3-6 tháng). Việc tra cứu sơ bộ chỉ nhằm đánh giá sơ lược khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu và có độ chính xác khoảng 60%. Nếu bạn muốn tự thực hiện việc tra cứu này, bạn cần có kiến thức về phân loại nhóm ngành theo Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ cũng như cần thông thạo về luật sở hữu trí tuệ.

đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu tại cổng thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 2: Tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu trước nộp đơn

Sau khi đánh giá sơ bộ nhãn hiệu cho thấy nhãn hiệu không bị trùng hay tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký thuộc cùng lĩnh vực kinh doanh trước đây. Doanh nghiệp hoặc đơn vị ủy quyền của doanh nghiệp  tiến hành gửi mẫu logo nhãn hiệu vào Cục Sở Hữu Trí Tuệ (SHTT) để các xét nghiệm viên tiến hành tra cứu chuyên sâu. Việc tra cứu chuyên sâu có độ chính xác đến 95% và là kết quả để doanh nghiệp đưa ra quyết định có nên tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hay là không?

Bước 3: Chuẩn bị tài liệu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Để tiến hành công việc nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu sau:

– Thông tin chủ sở hữu nhãn hiệu (chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp);

– Thông tin về lĩnh vực kinh doanh gắn với logo nhãn hiệu;

– Mẫu nhãn hiệu sắc nét dự định đăng ký bảo hộ ;

Bước 4: Nộp đơn xác lập quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ

Tiến hành nộp đơn tại Cục SHTT theo quy định. Trong thời gian xét nghiệm đơn, doanh nghiệp hoặc đơn vị quỷ quyền của doanh nghiệp cần theo dõi và cập nhật tình trạng đơn đăng ký cho đến khi có Thông báo kết quả thẩm định nội dung của Cục SHTT.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận

Nếu nhãn hiệu đáp ứng được yêu cầu bảo hộ thì sẽ có Thông báo Cấp bằng từ Cục SHTT.

Khi có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp bởi Cục Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp chính thức xác lập quyền với nhãn hiệu hàng hóa và được pháp luật bảo hộ trước bất cứ hành vi sao chép, đạo nhái nếu chưa có sự cho phép của doanh nghiệp.

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có khó không?

Độ khó của việc này phụ thuộc lớn vào hiện trạng thương hiệu của bạn. Nếu bạn dùng tên thương hiệu làm tên công ty. Công ty bạn đã phát triển 10 năm nhưng khi tra cứu thì nhãn hiệu của bạn lại bị trùng lặp. Vậy đương nhiên việc bảo hộ này là khó đúng không nào. Trái lại, bạn vừa mới thành lập doanh nghiệp, bạn có một tên thương hiệu và muốn bảo hộ thương hiệu. Bạn cẩn trọng tra cứu lựa chọn và được tư vấn về khả năng thành công cao hay thấp ngay từ ngày đầu. Đương nhiên, trường hợp này, bạn sẽ dễ dàng có được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Kết lại, việc dễ hay khó phụ thuộc vào mức độ bạn đầu tư như thế nào để có được kết quả như ý.

Bao nhiêu lâu sẽ được cấp Văn bằng

Thời gian đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sẽ là 12 tháng. Trong đó, thời gian xét nghiệm hình thức là 01 tháng. Thời gian công bố  đơn đăng ký là 01 – 02 tháng. Thời gian xét nghiệm nội dung là 09 tháng. Do lượng đơn nộp tại Cục SHTT quá tải nên thời gian được cấp văn bằng bảo hộ kéo dài từ 30 – 36 tháng. Cục SHTT sẽ in công khai thời gian nộp đơn và thời gian ra quyết định cấp bằng trên Giấy chứng nhận đăng ký.

Sau khi được xác lập quyền, bạn nên gắn biểu tượng đã đăng ký trademark trên logo để công báo với công chúng..

Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả!

Call Now Button