HANOI |
HCMC |
LIÊN HỆ BÁO GIÁ | ADINA PROFILE |
Ảnh hưởng các đợt dịch Covid liên tục khiến thương hiệu chao đảo. Trong đó, doanh nghiệp Việt đang đối mặc với rất nhiều thách thức, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, những cơ hội cũng liên tục mở ra, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có hướng thích nghi để vươn lên. Cùng Adina Việt Nam tìm hiểu những trở ngại – cơ hội cho doanh nghiệp Việt hậu Covid.
Nội dung bài viết
Thách thức doanh nghiệp Việt cần “bước qua”
Khi đại dịch diễn biến phức tạp, rất nhiều địa phương bắt buộc ban hành sắc lệnh “giãn cách xã hội”. Điều này khiến mọi hoạt động sản xuất, giao thương của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Sức ép cạnh tranh, thanh lọc ngày càng gia tăng, doanh nghiệp Việt hậu Covid phải “gồng gánh” những cú số “quá sức”. Những thách thức trước mắt các doanh nghiệp gặp phải bao gồm:
- Ngành du lịch, nhà hàng, hàng không, khách sạn,…rơi vào kỳ “ngủ đông”trong suốt quý II của năm
- Doanh thu sụt giảm mạnh, thậm chí tình trạng thua lỗ kéo dài, nợ chồng nợ
- Việc vận chuyển hạn chế, nguồn cung ứng nguyên vật liệu ngày càng khan hiếm
- Quá trình lưu thông hàng hóa chậm chạp, lượng hàng hóa bẩn giảm đáng kể
- Một số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, giải thể hoặc thu hẹp quy mô.
Giải pháp vươn lên cho doanh nghiệp Việt hậu Covid
Với những thách thức trên, đòi hỏi doanh nghiệp Việt hậu Covid cần hướng đi phù hợp, tái cơ cấu chuẩn xác:
Chuyển hướng kinh doanh
Hậu Covid, người tiêu dùng dần chuyển dịch xu hướng mua sắm, giao dịch thương mại từ xa thông qua ứng dụng công nghệ số, hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa người với người. Từ đây tạo ra sự thay đổi rõ rệt về nhu cầu sử dụng một số sản phẩm, dịch vụ. Trong đó những mặt hàng thiết yếu như y tế hóa dược phẩm, thực phẩm, delivery,…tăng trưởng đáng kể. Xu hướng chuyển dịch kinh doanh từ trực tiếp chuyển sang online diễn ra phổ biến.
Chú trọng bảo vệ thương hiệu
Việc nhận thức nâng cao và giữ vững thương hiệu, đặc biệt trong thời gian khó khăn ảnh hưởng bởi đại dịch cần được ưu tiên chú trọng. Bởi khi thị trường khó khăn, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt hậu Covid ngày càng tăng cao, thương hiệu bắt buộc cần giữ vững để tạo nền tảng vươn lên sau khủng hoảng. Tránh tình trạng bị động, “ngủ đông” quá lâu khiến người dùng lãng quên hình ảnh nhận diện.
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông
Ngay sau mỗi cuộc trì trệ hay ảnh hưởng khủng hoảng chung, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, phủ sóng thương hiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng là bước tiến mới mà các doanh nghiệp Việt hậu Covid cần triển khai. Mục đích của chiến lược nhằm:
- Củng cố giá trị thương hiệu sau những tháng ngày trì trệ kinh doanh
- Kích cầu tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận khách hàng tiềm năng
- Đánh bóng thương hiệu, nâng cao uy tín, sự tin cậy trước khách hàng
Tuy nhiên, do sự chuyển dịch của xu hướng tiêu dùng, truyền thông trực tiếp (mặt đối mặt – sử dụng đội ngũ bán hàng giới thiệu) không còn phù hợp. Thay vào đó, phương thức truyền thông gián tiếp thông qua TVC quảng cáo, Internet, phim ảnh,…có tác động rộng hơn tới khách hàng.
Cơ hội mới cho thương hiệu Việt hậu Covid
Rủi ro luôn song hành cùng những cơ hội “vàng”. Mặc dù đang vướng phải vô vàn khó khăn, thử thách, nhưng phía trước doanh nghiệp Việt hậu Covid vẫn luôn là những cơ hội mới cần các thương hiệu “khám phá”. Thời điểm sau dịch là lúc doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những định hướng phát triển khác biệt để thích nghi và phát triển trường tồn. Cộng đồng doanh nghiệp Việt nhanh chóng sẽ chuyển từ trạng thái “đóng băng” sang nắm bắt những cơ hội vàng.
Kết quả chống dịch thành công ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi để thị trường nội địa trở thành bến đỗ đầu tư của rất nhiều thương hiệu Quốc tế. Trong đó phải kể tới những ông lớn đang có kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Song song, thời điểm hậu Covid cũng là thời gian để doanh nghiệp Việt tập trung đổi mới công nghệ, trang thiết bị với chi phí rẻ hơn. Đồng thời thúc đẩy liên kết, mạng lưới cung ứng trong nước, nâng cao chất lượng, giảm giá sản phẩm dịch vụ để tận dụng cơ hội chiếm lĩnh thị trường.
Có thể thấy rằng, thách thức và cơ hội đối với doanh nghiệp Việt hậu Covid luôn song hành cùng nhau. Để tăng tốc phát triển, các thương hiệu cần lối đi, chiến lược riêng.
ĐỌC THÊM: