Chiến lược phục hồi thương hiệu sau đại dịch là chìa khóa hot đang được đông đảo doanh nghiệp Việt tìm kiếm. Nhìn từ thực tế, ảnh hưởng của làn sóng covid thứ 4 đã gây ra những tổn thất lớn lao. Trong bài viết này, Adina Việt Nam sẽ tổng hợp tới bạn 3 chiến lược quan trọng dẫn lối doanh nghiệp phục hồi, phát triển “bình thường mới”.

Ảnh hưởng của làn sóng Covid thứ 4 tới các doanh nghiệp

Đại dịch Covid làm xoay chuyển nền kinh tế và y học toàn thế giới. Từ tháng 5/2021, làn sóng Covid thứ 4 tiếp tục ảnh hưởng tới tất cả thương hiệu trên khắp các địa phương. Tính từ đầu năm, ước tính có tới xấp xỉ 80.000 doanh nghiệp đã rời khỏi thị trường – một “cú sốc lớn” đối với làng thương hiệu Việt. Một số ảnh hưởng điển hình đại dịch tác động tới doanh nghiệp bao gồm:

  • Dịch Covid khiến quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa gặp vô vàn trở ngại, gia tăng lượng hàng hóa “cận date”, hư hỏng. 
  • Ở một khía cạnh khác, việc thiếu nguồn cung do biên giới đóng cửa cũng khiến doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn. 
  • Nguồn khách hàng giảm sút nhanh chóng, một số bộ phận doanh nghiệp không phát triển được kiến việc kinh doanh cầm chừng, có nguy cơ phá sản.

Trong bối cảnh đất nước đang phát triển theo trạng thái mới, các doanh nghiệp cần thiết lập những chiến lược phục hồi thương hiệu đúng đắn, hạn chế tình trạng kéo dài hệ quả từ dịch.

Ảnh hưởng của làn sóng Covid thứ 4 tới các doanh nghiệp
Ảnh hưởng của làn sóng Covid thứ 4 tới các doanh nghiệp

Chiến lược phục hồi thương hiệu sau đại dịch dành cho doanh nghiệp Việt

Trước khi, những chiến lược phát triển thương hiệu cơ bản bao gồm:

  • Mở rộng dòng sản phẩm
  • Mở rộng thương hiệu
  • Đa thương hiệu
  • Thương hiệu mới

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid, các chiến lược phục hồi phát triển thương hiệu cần đổi mới để thích ứng, đưa doanh nghiệp vươn lên bền vững. Dưới đây là chi tiết 3 chiến lược – 3 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi thương hiệu sau quãng thời gian “nghỉ dài” của năm:

Tập trung giải quyết phát sinh và quản lý dòng tiền

Chiến lược phục hồi phát triển thương hiệu đầu tiên doanh nghiệp cần chú trọng là tập trung giải quyết phát sinh và quản lý dòng tiền khoa học bằng cách:

  • Thiết lập các đội phản ứng nhanh để giải quyết nhanh chóng những bất thường, thay đổi về nguồn cung ứng, nguyên liệu sản xuất và an toàn lao động. Đây là giải pháp hữu hiệu được nhiều doanh nghiệp ưu tiên áp dụng hàng đầu. 
  • Cân đối dòng tiền: Cắt giảm những khoản chi phí phụ, theo dõi chặt công nợ, “gác lại” kế hoạch mua sắm cơ sở vật chất không thiết yếu, duy trì kho dự phòng đủ lớn để “cầm cự” khi bị hạn chế kinh doanh.
Chiến lược phục hồi thương hiệu sau đại dịch - Tập trung giải quyết phát sinh
Chiến lược phục hồi thương hiệu sau đại dịch – Tập trung giải quyết phát sinh

Xác định lợi thế cạnh tranh khác biệt

Sự khác biệt hay lợi thế cạnh tranh là chiến lược phục hồi phát triển thương hiệu tiếp theo giúp doanh nghiệp vươn lên ấn tượng sau đại dịch. Lợi thế cạnh tranh khác biệt ở đây cần đảm bảo nổi bật thương hiệu, thu hút khách hàng. Song song, các yếu tố này cũng tuân thủ đúng theo chỉ dẫn an toàn phòng chống dịch COVID 19. Lợi thế cạnh tranh khác biệt có thể gồm:

XEM TIẾP

  • Lợi thế về mặt giá thành sản phẩm, dịch vụ
  • Lợi thế về thái độ nhân viên phục vụ tận tình, nhiệt huyết
  • Lợi thế về chất lượng sản phẩm
  • Lợi thế về bao bì đóng gói kín đáo, dễ vận chuyển,…   

Chi tiết khái niệm và các chiến lược lợi thế cạnh tranh vượt trội mời bạn xem TẠI ĐÂY.

Xác định lợi thế cạnh tranh khác biệt là chiến lược phục hồi thương hiệu thông minh
Xác định lợi thế cạnh tranh khác biệt là chiến lược phục hồi thương hiệu thông minh

Chiến lược tái định vị thương hiệu 

Tái định vị là chiến lược phục hồi phát triển thương hiệu quan trọng doanh nghiệp không nên bỏ qua. Hậu Covid, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay đổi bộ nhận diện để tạo nên “cơn sốt”, gia tăng thêm sự chú ý của người dùng tới thương hiệu. Việc tái định vị cần giữ lại những yếu tố khách hàng yêu thích ở thương hiệu, nâng cấp những yếu tố phù hợp với môi trường kinh doanh, thị trường thời điểm hiện tại để nâng cao mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Chiến lược tái định vị thương hiệu 
Chiến lược tái định vị thương hiệu

Chiến lược phục hồi thương hiệu sau đại dịch của một số đơn vị

Chiến lược của SABECO

Là một trong những tập đoàn bia có quy mô lớn nhất nhì trong nước, đứng trước đại dịch Covid 19 phức tạp, SABECO phải đương đầu với nhiều thử thách. Tuy nhiên với chiến lược phục hồi phát triển thương hiệu đúng đắn, SABECO vẫn giữ vững được vị thế trên thương trường. Cụ thể:

  • Ban lãnh đạo công ty lên kế hoạch “lường trước” những rủi ro, ảnh hưởng của dịch Covid
  • Quản lý chặt chẽ các chi phí, tăng nguồn dự phòng
  • Xây dựng phương án phát triển thương hiệu theo tình hình thực tế: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh online, đảm bảo an toàn cho nhân sự (đặc biệt là nhân viên bán hàng)
  • Thu mua nguyên liệu trước 12 tháng nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn. 

Chiến lược phục hồi và phát triển thương hiệu của Starbucks 

Với Starbucks, hình ảnh thương hiệu luôn là điểm nhấn quan trọng để tạo đòn bẩy phát triển sau đại dịch Covid. Thương hiệu nỗ lực:

  • Nâng cao chất lượng, sản phẩm
  • Đổi mới, thiết kế bao bì ấn tượng, tiện lợi
  • Tăng cường quảng bá thương hiệu trên khắp các phương diện
  • Chú trọng chất lượng phục vụ.

 

Chiến lược phục hồi thương hiệu của Starbucks
Chiến lược phục hồi thương hiệu của Starbucks

Đặc biệt, Starbucks ưu ái những hoạt động cộng đồng thiết thực trong đại dịch, gia tăng độ phủ thương hiệu một cách tự nhiên. Những chương trình Starbucks tổ chức đều hướng tới lợi ích chung của người dùng, đem lại trải nghiệm ấn tượng cho khách hàng. 

Chiến lược của Vinamilk

Với Vinalink, thương hiệu chọn chiến lược biến “nguy” thành “cơ”. Trong bối cảnh ngành sữa chịu thiệt hại nặng nề bởi đại dịch, Vinalink trở thành “hình mẫu” lý tưởng về sự tăng trưởng không ngừng bởi những giải pháp ứng phó thông minh sau:

  • Quản trị linh động để kịp thời ứng phó những thay đổi của thị trường
  • Ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất, cung ứng, quản lý và giao thương, đảm bảo nâng cao tính linh động
  • Xây dựng kế hoạch vận hành bộ máy nhân sự ổn định.

Với những sự đổi mới như trên, Vinalink không hề giảm sút doanh số mà ngược lại, thương hiệu được đánh giá có tốc độ phát triển trong khủng hoảng ấn tượng. 

ĐỌC TIẾP:

4 chiến lược thương hiệu then chốt giúp phát triển doanh nghiệp 

Trên đây là những chiến lược phục hồi thương hiệu sau đại dịch Covid 19 các doanh nghiệp nên biết. Hẹn gặp lại bạn trong những bài tin tiếp theo của chúng tôi!

***Nguồn: Tổng hợp

Call Now Button