Truyền thông thương hiệu là gì? Kế hoach truyền thông thương hiệu với độ phủ cao

Để đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp chạm tới nhu cầu của khách hàng, truyền thông thương hiệu có vai trò rất quan trọng trong chiến lược thương hiệu tổng thể của một doanh nghiệp. Đây không chỉ là một bước đệm để doanh nghiệp của bạn có thể nắm rõ được nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm của bạn đang cung cấp có đem lại giá trị đến được người dùng hay không, lắng nghe phản hồi từ thị trường để cải thiện thêm điểm còn tồn tại ở sản phẩm của bạn. Vậy cụ thể truyền thông thương hiệu là gì và làm sao để có thể xây dựng được chiến lược kế hoạch truyền thông thương hiệu chi tiết, bài bản và hiệu quả? Hãy cùng Adina Việt Nam khám phá trong bài viết này nhé!

Truyền thông thương hiệu là gì?

Truyền thông thương hiệu là hành động cần thiết để sản phẩm của bạn tiếp cận tập khách hàng tiềm năng một cách nhanh và hiệu quả nhất. Từ đây, thông qua việc nghe ngóng phản ứng từ thị trường được xây dựng dựa trên các kế hoạch truyền thông thương hiệu trước đó sẽ giúp bạn đánh giá được toàn diện về sản phẩm mà doanh nghiệp mình cung cấp. Trong chiến lược này, bạn cần đạt được những mục tiêu sau để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của mình, cụ thể:

  • Tên doanh nghiệp của bạn là gì?
  • Công ty bạn cung cấp sản phẩm, dịch vụ nào?
  • Điểm khác biệt so với thương hiệu cùng lĩnh vực mà bạn có được là gì?

Qua những kế hoạch truyền thông, bạn có thể:

  • Xác định hướng đi dài hạn cho doanh nghiệp;
  • Kích thích nhu cầu mua hàng của người dùng;
  • Quảng bá thương hiệu.

Hiện nay, có hai hình thức phổ biến để thực hiện quảng bá một thương hiệu:

Truyền thông offline, trực tiếp

Hình thức truyền thông offline, trực tiếp hay còn gọi là truyền thông truyền thống đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Nếu đi siêu thị hay sống ở các khu dân cư, hình ảnh nhân viên bán hàng giới thiệu sản phẩm đã không còn xa lạ. Và mỗi khi có sản phẩm mới thì đây chính là cách truyền thông mà đa phần các doanh nghiệp thường sử dụng.

Hình thức này mang những ưu điểm như: dễ nắm bắt được hành vi, tâm lý tiêu dùng của đám đông. Ngoài ra quá trình tư vấn trực tiếp cũng giúp việc thuyết phục khách hàng gia tăng tỷ lệ thành công. Tuy nhiên để truyền thông trực tiếp thì doanh nghiệp cần phải có nguồn nhân sự chuyên môn, chi phí duy trì hoạt động cao do phát sinh trên tình hình thực tế và có thể lãng phí khá nhiều thời gian.

XEM TIẾP

Truyền thông qua hình ảnh, video, sách, báo

Cách truyền thông thương hiệu này đang được đông đảo doanh nghiệp lựa chọn để tiến hành xây dựng thương hiệu ban đầu từ các kênh truyền thông có độ uy tín cao. Hiệu ứng âm thanh, màu sắc hay những cuốn phim sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ. Xong hướng truyền thông này vẫn tồn đọng mặt trái là doanh nghiệp khó đo lường được mức độ hiệu quả thông qua các chỉ số từ phía khách hàng.

Để kế hoạch truyền thông đạt hiệu quả sát theo các mục tiêu đề ra ban đầu, trước hết bạn cần xây dựng được một chiến lược truyền thông thương hiệu phù hợp về các tiêu chí cho doanh nghiệp của mình bao gồm: chi phí, chỉ số đo lường, tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu hay các mục tiêu khác. Ngay sau đây là những hướng dẫn chi tiết giúp bạn có thể tự xây dựng được một chiến lược truyền thông hiệu quả.

Chiến lược kế hoạch của truyền thông thương hiệu với độ phủ cao

Xây dựng chiến lược truyền thông, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là cả một nghệ thuật. Nó mang sự đa dạng, mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có một kế hoạch riêng. Để xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả thì bạn nên hiểu rõ những điểm sau:

Mô hình SMCRFN trong kế hoạch truyền thông thương hiệu

Mẫu mô hình này là nền móng phát triển của bất kỳ kế hoạch truyền thông nào.

Trong đó:

  • Bước S (Source – Nguồn): Đây là yếu tố cần thiết ban đầu (chẳng hạn như sản phẩm,  dịch vụ của bạn) để quảng bá rộng rãi tới khách hàng.
  • Bước M (Message – Thông điệp): Nội dung tiếp thị gửi đến khách hàng.
  • Bước C (Channel – Kênh):  Các phương tiện mà bạn chọn để tiếp cận khách hàng là gì? Bạn muốn tiếp cận khách hàng trực tiếp hay qua kênh online.
  • Bước R (Receiver – Người nhận): Đối tượng bạn nhắm tới là ai? Mỗi đối tượng khách hàng sẽ phù hợp với chiến lược riêng.
  • Bước F (Feedback – Phản hồi): Để biết được sản phẩm của mình ra sao, có đáp ứng được nhu cầu khách hàng hay không thì bạn nên dựa theo những feedback thực tế để cải thiện.
  • Bước N (Noise – Nhiễu): Bất kỳ một chiến dịch nào cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nhiễu bên ngoài có thể dẫn tới những sai lệch. Bạn nên lưu ý vấn đề này.

Các bước lập kế hoạch truyền thông thương hiệu

Bước 1: Phân tích tổng quan

Trước khi bước vào một kế hoạch nào đó thì bạn cần nắm được tổng quan các yếu tố tác động như: đối thủ của mình là ai, điểm nổi bật và những hạn chế của mình là gì, thời điểm diễn ra sự kiện của bạn có trùng với mốc thời gian đặc biệt nào không. Từ đây bạn sẽ dễ dàng đánh giá được vị trí và những thế mạnh của mình.

Bước 2: Xác định rõ mục tiêu, đối tượng hướng tới của chiến lược

Mỗi kế hoạch cần có mục tiêu nhất định. Bạn cần xác định rõ đối tượng mà chiến lược của bạn tiếp cận để có hướng điều chỉnh nội dung của kế hoạch cho phù hợp nhất. Và tất nhiên bước làm này cũng là tiền đề giúp bạn thực hiện nội dung chi tiết của chiến lược truyền thông cho thương hiệu của mình.

Bước 3: Xây dựng thông điệp bạn muốn truyền tải

Thông điệp sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp của bạn với khách hàng. Trong mỗi chiến lược thì sự quan tâm của khách hàng tới thông điệp cũng không hề kém cạnh sản phẩm. Yếu tố này sẽ thúc đẩy khách hàng nhớ tới thương hiệu của bạn lâu hơn.

Bước 4: Lựa chọn kênh truyền thông

Để lựa chọn kênh truyền thông, bạn hãy căn cứ theo mục tiêu chiến lược hướng tới. Như đã nêu bên trên, kênh truyền thông rất đa dạng, mỗi kế hoạch sẽ phù hợp với một kênh khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất, tài chính và mục tiêu của chiến lược, bạn hãy cân nhắc phương tiện sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn chọn kênh không chính xác thì tỉ lệ thất bại khá cao.

Bước 5: Lập kế hoạch truyền thông chi tiết

Đây là bước để bạn phát triển chi tiết chiến lược của mình. Bạn cần tính toán thời gian kế hoạch ra mắt. Tiếp đó là phân bổ chi phí hợp lý cho từng giai đoạn. Mỗi hạng mục bạn hãy trình bày một cách cụ thể nhất để quá trình thực hiện chiến lược thuận lợi hơn.

Bước 6: Đo lường

Đo lường là bước chốt hạ cuối cùng để đúc kết được kinh nghiệm cho những kế hoạch tiếp theo. Trong đó bao gồm những vấn đề sau:

  • Tần suất chiến lược của bạn xuất hiện trên báo.
  • Khả năng tương tác với đối tượng khách hàng nhắm tới.
  • Phản hồi của khách hàng với kế hoạch của bạn.
  • Số liệu tương tác có được.

Đọc tiếp: Sức mạnh truyền thông và các phương cách triển khai hiệu quả

Như vậy Adina đã giúp bạn tìm hiểu về truyền thông thương hiệu là gì, các bước để xây dựng được một chiến lược truyền thông có độ phủ cao. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này. Đừng quên thường xuyên ghé qua website của chúng tôi cập nhật liên tục những thông tin hữu ích!

 

Call Now Button