Trong chiến dịch tiếp thị của bất kỳ thương hiệu nào, bao bì luôn là chìa khóa thành công quan trọng. Tuy nhiên không phải mọi thiết kế nhãn mác đều trở nên hoàn hảo, đôi lúc bạn sẽ vướng phải những sai lầm “khó chịu”. Những sai lầm này sẽ là kinh nghiệm quý báu để bạn có được một thiết kế như ý. Hãy đồng hành cùng Adina Việt Nam trong bài viết sau để tìm hiểu chi tiết về “15 sai lầm tai hại khi thiết kế nhãn mác bao bì” dưới đây.

#1. Sai lầm thường gặp đầu tiên: Bố cục nhãn mác thiếu khoa học, rối mắt

Bố cục nhãn mác lộn xộn, rối mắt là lỗi mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải. Để thu hút được người tiêu dùng cũng như nâng cao thêm hình ảnh thương hiệu, trước hết bạn cần thiết kế nhãn mác sản phẩm của mình theo một trật tự nhất định. Các thông tin trên nhãn mác như logo, đồ họa, thông tin sản phẩm,…đều cần sắp xếp theo một bố cục logic và có sự liên kết nhất định với nhau. Thường thì logo thương hiệu và tên sản phẩm là hai yếu tố chính được ưu tiên đặt tại vị trí nổi bật nhất trên nhãn mác. Bạn nên lưu ý tới điểm này để đảm bảo sự cân đối cho thiết kế của mình.

#2. Ghi nhãn bao bì không chính xác là lỗi cơ bản không đáng có

Một số bao bì có xu hướng “cố tình” tạo ra những ấn tượng về một sản phẩm nhiều hơn những gì thực tế nó đang có. Thực tế, đây lại là một dạng thông tin “đánh lừa” khách hàng, thiếu tính chính xác. Tới khi sử dụng sản phẩm, người dùng sẽ rất dễ bị “vỡ mộng” với hàng tá thông tin “giả dối” bên ngoài bao bì. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách hàng mà còn khiến độ uy tín của doanh nghiệp giảm sút đáng kể. Chưa kể thông tin trình bày sai trên tem nhãn có thể khiến bạn phải “hầu tòa”, nhất là trong bao bì dược phẩm.

Bao bì ghi nhãn sai ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng và hình ảnh doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm ngành dược phẩm
Bao bì ghi nhãn sai ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng và hình ảnh doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm ngành dược phẩm

Xem thêm: Thiết kế bao bì dược phẩm

#3. Lỗi chính tả, ngữ pháp trong nội dung nhãn mác

Đây là một trong những sai lầm đáng trách nhất của các nhà thiết kế. Khi đọc một nội dung cuốn hút nhưng lại mắc lỗi chính tả sẽ giống như việc bạn đang đi trên con đường bằng phẳng mà vấp phải “ổ gà”. Với các thương hiệu, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp trong nội dung nhãn mác sẽ làm giảm sút nhanh chóng hình ảnh chuyên nghiệp của công ty. Thậm tệ hơn cả, thông điệp mà bạn diễn đạt có thể bị hiểu lầm bởi những lỗi “ngớ ngẩn” này. 

Sau đây là một số loại lỗi chính tả, ngữ pháp thường gặp trong thiết kế nhãn mác bạn cần lưu ý:

  • Lỗi thông tin liên hệ: Viết nhầm số điện thoại, địa chỉ liên lạc,…
  • Lỗi từ chuyên ngành: Các từ chuyên ngành thường sử dụng trong một ngữ cảnh nhất định, do đó rất dễ gây nhầm lẫn khi thiết kế bao bì.
  • Lỗi từ vựng với những nội dung được thể hiện song ngữ.
  • Lỗi sử dụng chữ in hoa không đúng vị trí, câu từ.

Để khắc phục, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ nội dung trên nhãn mác trước khi đưa vào in ấn. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng một số công cụ trực tuyến kiểm tra chính tả như Tummo Spell, Vspell, VcatSpell, Free Grammar Checker,…

XEM TIẾP

Lỗi chính tả trong nội dung bao bì
Lỗi chính tả trong nội dung bao bì

#4. Quá tải font chữ là sai lầm của thiết kế bao bì

Tương tự như bố cục, lỗi quá tải font chữ trong cùng một thiết kế sẽ khiến người nhìn cảm thấy rối mắt, khó chịu. Một nhãn mác thu hút sẽ giới hạn font chữ sử dụng, trong đó bao gồm:

  • Một kiểu chữ dùng để trình bày logo và tên sản phẩm
  • Một font để giới thiệu các thông tin cần thiết
  • Chữ nghệ thuật dùng để mô tả hình ảnh liên quan.

Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ được phép sử dụng để tạo ra bao bì vui nhộn, rực rỡ sắc màu như các thiết kế bao bì nhãn mác tới từ những thương hiệu dành riêng cho trẻ em.

#5. Lỗi bao bì không hiển thị sản phẩm

Đây là lỗi ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng của sản phẩm. Một bao bì không có hình ảnh hoặc nội dung liên quan tới sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ rất khó xác định được bên trong chúng chứa gì. 

#6. Trùng lặp ý tưởng đồ họa, nội dung và hình ảnh

Trong thiết kế, tìm kiếm nguồn cảm hứng đồ họa từ các thương hiệu khác là một bước làm thông minh. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc và chọn lọc kỹ lưỡng để tránh mắc phải tình trạng “ăn cắp chất xám” của người khác. Việc đạo văn trong nhãn mắc cũng vậy, với các phương tiện truyền thông xã hội như ngày nay thì tình trạng này sẽ bị phát hiện nhanh chóng và chúng có thể “dập tắt” sự nghiệp của bạn bất cứ lúc nào, nhất là những mẫu thiết kế tem nhãn online.

Lỗi trùng lặp ý tưởng khi thiết kế nhãn mác sẽ khiến sản phẩm của bạn bị tụt dốc nhanh chóng
Lỗi trùng lặp ý tưởng khi thiết kế nhãn mác sẽ khiến sản phẩm của bạn bị tụt dốc nhanh chóng

Về hình ảnh, sử dụng hình ảnh lưu trữ trong một kho tìm kiếm có thể tiết kiệm một khoản chi phí lớn cho bạn. Tuy nhiên cũng không thể loại trừ khả năng hình ảnh bạn chọn đã được người khác dùng trước đó. Điều này vô tình tạo ra hiệu ứng so sánh, phát sinh sự đa nghi về tình trạng “nhái” nhãn hiệu trong suy nghĩ của người dùng. 

#7. Chạy theo xu hướng thiết kế hiện hành mà quên đi giá trị sản phẩm

Những trào lưu thiết kế mới có thể tạo ra những “cơn sốt” trên thị trường. Tuy nhiên chúng chỉ có thể tồn tại ở một thời điểm nhất định, sau đó dần trở nên “lỗi thời”. Nếu nhãn mác của bạn cũng chạy theo những xu hướng ấy mà quên đi giá trị cốt lõi là sản phẩm bên trong thì quả thật “ngớ ngẩn”. Để tồn tại, bạn sẽ phải liên tục đổi mới thiết kế dẫn tới lãng phí ngân sách và nguồn tài nguyên không cần thiết. Trong trường hợp này, Adina Việt Nam khuyên bạn hãy hướng tới mục tiêu tạo ra một nhãn mác bền vững mang thông điệp ý nghĩa và có “chất” riêng mà không ai có thể “bắt chước” được. Có như vậy, bao bì sản phẩm của bạn sẽ dễ dàng nổi bật và đi sâu vào tâm trí khách hàng hơn những mẫu thiết kế chạy theo xu hướng tẻ nhạt.

#8. Thay đổi liên tục hình ảnh thương hiệu

Một nhãn mác mới, lạ mắt có thể hấp dẫn người tiêu dùng tới với sản phẩm. Tuy nhiên nếu bạn liên tục đổi mới thiết kế của mình lại không phải là ý tưởng thông minh. Chúng sẽ khiến khách hàng của bạn khó nhận biết sản phẩm và hình ảnh thương hiệu. Thậm chí những mẫu tem nhãn này có thể gây nhầm lẫn ngay cả với những khách hàng trung thành, lâu năm của công ty. Do đó nếu đổi muốn thiết kế, bạn có thể thêm bớt một vài chi tiết nhỏ nhưng cần giữ lại toàn bộ những yếu tố quan trọng trong bản sắc thương hiệu như biểu tượng, màu sắc đặc trưng,…

Thay đổi hình ảnh trên bao bì sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu
Thay đổi hình ảnh trên bao bì sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu

#9. Kết hợp không đúng chất kết dính và vật liệu làm nhãn

Lỗi thiết kế mác sản phẩm phổ biến tiếp theo bạn không nên bỏ qua chính là việc kết hợp nhầm lẫn chất kết dính với vật liệu làm nhãn. Đây là hai thành phần quan trọng của bất cứ bao bì nào trong tất cả các ngành hàng. Chọn đúng chất kết dính phù hợp với vật liệu làm nhãn sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng giả mạo thương hiệu, tăng mức độ tin cậy với người dùng.

#10. Lỗi in ấn

Đường in thiếu sắc nét, bị mờ, nhòe cũng lỗi thường gặp với các thiết kế nhãn mác. Lỗi trong in ấn có thể khiến người dùng khó tiếp cận được với sản phẩm hoặc nhìn nhận chúng theo một cách khác. Do đó để truyền tải thông điệp cũng như tạo ấn tượng với khách hàng, bạn cần chú trọng tới từng nét in.

#11. Khó mở

Trải nghiệm khách hàng tích cực là một thước đo độ hiệu quả bao bì quan trọng. Do đó khi thiết kế bao bì nhãn mác, bạn cần chú ý tới cả tính tiện lợi của chúng. Nếu một gói hàng quá khó mở, người tiêu dùng có thể bỏ ngang chúng mà chọn sản phẩm khác, thậm chí họ có thể “nổi giận” khi phải mất quá nhiều thời gian cho một hành động nào đó.

Lỗi khó mở trong thiết kế tem nhãn bao bì
Lỗi khó mở trong thiết kế tem nhãn bao bì

#12. Bao bì thiếu tính bền vững

Thân thiện với môi trường là mục tiêu hướng tới của bộ phận lớn người tiêu dùng hiện đại. Những mẫu bao bì bền vững, có khả năng tái sử dụng sẽ được ưu tiên hơn cả. Nếu bao bì của bạn thiếu đi yếu tố này sẽ vô tình làm giảm đi tỷ lệ được chọn trong mắt người tiêu dùng.

#13. Thiết kế quá phức tạp

Sự đơn giản luôn là lựa chọn tin cậy của phần đông người tiêu dùng. Một nhãn mác phức tạp sẽ chỉ khiến cho khách hàng của bạn cảm thấy bối rối, khó chịu. Kraft là một ví dụ điển hình cho lỗi thiết kế bao bì này. Hãng đã từng chuyển đổi bao bì của mình thành mẫu đồ họa trẻ trung với sự kết hợp của 9 màu sắc. Thế nhưng hành động này của hãng đã dẫn tới việc hình thành một thiết kế rối mắt. Ngay lập tức, hãng đã phải nhận về những lời bàn tán tiêu cực xung quanh thay đổi này. Cuối cùng, ban lãnh đạo của Kraft đã phải thiết kế lại nhãn mác của mình cho phù hợp với sản phẩm phân phối.

#14. Kích thước nhãn mác dư thừa, lãng phí

Một số doanh nghiệp cho rằng thiết kế nhãn mác càng lớn thì càng thu hút. Thế nhưng bao bì dư thừa lại chính là nguyên nhân gây ra những phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng. Các cửa hàng cũng không thích tốn quá nhiều diện tích quầy kệ cho một sản phẩm nào, vì thế bạn nên cân nhắc vấn đề này. Bạn hãy căn cứ vào sản phẩm của mình để lựa chọn kích thước bao bì phù hợp, tránh gây lãng phí không đáng có.

Thiết kế nhãn mác dư thừa gây lãng phí
Thiết kế nhãn mác dư thừa gây lãng phí

#15. Nhãn mác thiếu sự độc đáo

Để kinh doanh thành công trong thị trường bão hòa, tính cạnh tranh cao như ngày nay thì việc làm nổi bật sản phẩm của bạn là điều cần thiết nhất. Cùng một sản phẩm bán ra, nếu thương hiệu của bạn không nổi trội hơn đối thủ thì rất có thể khách hàng sẽ bỏ qua bạn. Vì thế, khi thiết kế nhãn mác, bạn cần sử dụng đồ họa và thông điệp độc đáo, ý nghĩa để tạo dựng ấn tượng với khách hàng.

Đọc tiếp: CácThiết kế bao bì sản phẩm

Trên đây là tổng hợp những sai lầm “tai hại” khi thiết kế nhãn mác bao bì. Để hạn chế tối đa những lỗi không đáng có bên trên, bạn hãy chú ý tập trung nghiên cứu, đầu tư kỹ lưỡng cho thiết kế của mình nhé!

Call Now Button