Thời đại 4.0, Cách mạng 4.0, Công nghệ 4.0… là các khái niệm quá quen thuộc. Bất cứ ai trong chúng ta đều đã nghe qua. Nhưng đã bao giờ bạn nghe đến mô hình thương hiệu: Branding 4.0?

Khi thời đại thay đổi, nhu cầu của con người cũng thay đổi. Hệ quy chiếu cung cầu xoay quanh hành vi của người tiêu dùng. Chính vì vậy, sát cánh cùng chiến lược kinh doanh, chiến lược thương hiệu cũng thay đổi.

Vậy mô hình thương hiệu đã thay đổi như thế nào từ khi hình thành lợi ích? Cùng Adina tìm hiểu nhé!

Thương hiệu xuất hiện khi nào?

Từ khi bắt đầu có nhu cầu trao đổi lợi ích và hình thành thị trường cung cầu, thương hiệu đã xuất hiện từ lúc đó. Ban đầu thương hiệu chỉ là truyền miệng. Ngày nay, thương hiệu đã tiếp cận nhiều hơn dưới nhiều góc độ mang yếu tố 4.0.

Thương hiệu đã thay đổi như thế nào?

Quá trình biến đổi ở 2 mô hình tóm tắt quá trình chuyển biến của thương hiệu như sau:

Branding 1.0 – Thương hiệu gắn liền với lợi ích khách hàng

Branding 2.0- Thương hiệu gắn liền với nhu cầu khách hàng

XEM TIẾP

Branding 3.0- Thương hiệu gắn liền với sở thích khách hàng

Branding 4.0- Thương hiệu gắn liền với giá trị cộng đồng

Dưới đây là sơ đồ tóm tắt quá trình từ mô hình thương hiệu sơ khai đến mô hình thương hiệu 4.0 ngày nay:

mo-hinh-thuong-hieu-1
Tóm tắt quá trình thay đổi của mô hình thương hiệu

Phân tích mô hình

Mô hình bên trái

Mô hình bên trái là mô hình cũ của thương hiệu, gắn liền với thời điểm khởi tạo của thương hiệu. Mô hình này phản ánh vai trò quan trọng của sản xuất. Doanh nghiệp tại thời điểm này tập trung phát triển giá trị và mang lợi ích cho khách hàng. Thương hiệu không đóng vai trò quyết liệt trong việc thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm ở giai đoạn này. Doanh nghiệp tạo ra sản phẩm và khách hàng đứng ở thế bị động. Khách hàng chỉ có quyền được mua hoặc không mua sản phẩm.

Đến đây, bạn đọc sẽ có một dấu chấm hỏi: đặc điểm của sản phẩm ngày trước hay bây giờ vẫn gắn liền với lợi ích của khách hàng. Vậy điều khác biệt ở đâu?

Điều khác biệt nằm trong hành vi của khách hàng. Tại thời điểm khởi tạo là branding 1.0, thị trường vẫn còn nhiều chỗ trống. Vì vậy, một công ty có thể tìm thấy một lỗ hổng trên thị trường, lấp đầy nó bằng một sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ khai thác sản phẩm trên yếu tố: khách hàng cần gì, chúng tôi cung cấp cái đó.

Mô hình bên phải

Hoàn cảnh

Trải qua sự phát triển kinh tế xã hội, cuộc sống con người ngày một nâng cao. Con người được đáp ứng mọi nhu cầu vật chất. Mọi sản phẩm đều tiện lợi và đầy đủ. Vì vậy, khi lựa chọn 1 sản phẩm, giá trị quan xung quanh tác động rất nhiều đến quyết định của khách hàng.

Đó là lý do, thương hiệu đã chuyển biến dần và có mô hình hoàn chỉnh như mô hình bên phải.

Nguyên nhân

Yếu tố cốt lõi tác động đến mọi chiến lược của doanh nghiệp đó là: hành vi người tiêu dùng thay đổi.

Sự thay đổi này tác động bởi hai yếu tố:

  • Sự xuất hiện dày đặc về cung
  • Sự xuất hiện của internet

Khi khách hàng có quá nhiều lựa chọn kết hợp cùng sự kết nối người – người trên nền tảng internet, sự lựa chọn không chỉ tác động bởi lợi ích.

mo-hinh-thuong-hieu-3
Thương hiệu được kết nối cảm xúc với con người
Hành động

Mô hình mới khiến doanh nghiệp cần chứng minh nhiều hơn nữa. Thông qua sản phẩm và các hoạt động truyền thông quảng bá, doanh nghiệp có một lượng khách hàng từ cấp độ nhận biết sản phẩm đến trung thành với sản phẩm. Từ trải nghiệm của khách hàng, thương hiệu được tạo nên. Mô hình này chỉ ra rằng, thương hiệu đóng vai trò kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Thương hiệu giống như bộ não của phụ nữ, mọi sự kiện đều được kết nối với cảm xúc. Những gì được mã hóa bằng cảm xúc sẽ khiến công chúng nhớ lâu hơn. Thương hiệu ngày nay làm tốt vai trò kết nối đó sẽ là một thương hiệu thành công.

Cảm xúc trong thương hiệu bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn branding 3.0. Sự manh nha của internet và khai thác nhu cầu khách hàng trên internet bắt đầu xuất hiện từ thời branding 2.0. Nhưng để đánh dấu mốc có sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng, theo cá nhân tôi là branding 3.0.

Bước đến Branding 4.0, thương hiệu đã được cá nhân hóa. Thay vì doanh nghiệp trò chuyện với khách hàng như trước kia, thương hiệu bước ra như một người đại diện. Dựa trên hình mẫu thương hiệu mà doanh nghiệp lựa chọn, thương hiệu trò chuyện theo tính cách của hình mẫu.

3 lợi ích của doanh nghiệp khi nắm bắt được dòng chảy của mô hình thương hiệu

1, Hiểu được vị trí của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp nắm bắt được dòng chảy của thương hiệu, doanh nghiệp có thể đánh giá được vị trí của mình trong dòng chảy đó. Thương hiệu là một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu thị trường và tiếp thị. Đó là lý do vì sao, các công ty có thể đánh giá vị trí của mình dựa trên các nỗ lực xây dựng và nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu nhiều công ty nghiên cứu các nỗ lực thương hiệu và thương hiệu của họ.

Thông qua mô hình thương hiệu, quá trình vận động của thị trường được phác họa rõ nét. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được điểm tiếp cận của thương hiệu với khách hàng và phương pháp phù hợp để tạo được tiếng vang trên thị trường.

2, Hiểu được khách hàng

So với branding 1.0, khách hàng hoàn toàn bị động khi lựa chọn sản phẩm. Thì Branding 4.0, khách hàng có quyền chủ động khi lựa chọn các sản phẩm đa dạng khác nhau. So với branding 1.0, khách hàng mua thương hiệu. Thì Branding 4.0, khách hàng tham gia và tạo nên thương hiệu.

Khách hàng 4.0 luôn muốn có dấu ấn cá nhân trong các sản phẩm mà họ sử dụng. Vì vậy, khách hàng không chỉ muốn hiểu mà còn muốn có quyền tác động tới cách mà sản phẩm được sản xuất và phân phối ra thị trường. Họ sẵn sàng chia sẻ sản phẩm tới bạn bè để quảng bá cho thương hiệu khi thương hiệu thực sự kết nối được với họ.

mo-hinh-thuong-hieu-5Hiểu được hành vi của khách hàng thông qua mô hình thương hiệu, doanh nghiệp hoàn toàn có thể điều chỉnh các chiến lược phù hợp với công chúng mục tiêu của mình. Mô hình cũng cho phép doanh nghiệp khám phá nhu cầu của người tiêu dùng mới nổi và đổi mới liên tục để phù hợp với khách hàng.

3, Dễ dàng lên kế hoạch phát triển thương hiệu

Mô hình thương hiệu không phải quả cầu dự đoán tương lai. Nhưng mô hình thương hiệu cho phép bạn được nắm lấy dòng chảy thị trường. Dựa vào mô hình, doanh nghiệp hoàn toàn hiểu được quá trình vận động của thị trường, hành vi của khách hàng và vai trò của thương hiệu. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chính xác trước các thời điểm cấp bách. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể xác định các thay đổi trong xu hướng và hệ sinh thái tiêu dùng để điều chỉnh các chiến lược, đi trước các đối thủ cạnh tranh.

Mô hình cũng là quy chuẩn. Dựa trên mô hình, doanh nghiệp có thể xem xét và đánh giá các chiến lược kinh doanh và phát triển thương hiệu đã thực sự phù hợp hay chưa.  Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định chính xác, tác động trực tiếp đến kết quả tài chính.

Trên đây là chia sẻ của Adina về mô hình thương hiệu và cách thương hiệu vận động trong dòng chảy thị trường.

Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả!

 

 

Call Now Button