HANOI |
HCMC |
LIÊN HỆ BÁO GIÁ | ADINA PROFILE |
Ở bài trước, Adina đã chia sẻ về mô hình thương hiệu thời đại 4.0. Trong đó, vai trò của thương hiệu như một cá nhân, giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Tuy nhiên, giao tiếp như thế nào để khách hàng tiếp nhận được đúng thông điệp của doanh nghiệp là câu chuyện của hình mẫu thương hiệu.
Khi xác định được hình mẫu thương hiệu, thương hiệu với vai trò là một cá thể mang tính cách của nguyên mẫu, giao tiếp với khách hàng và kể câu chuyện của chính mình.
Nội dung bài viết
Hình mẫu thương hiệu là gì?
Khái niệm “hình mẫu” đầu tiên xuất hiện trên thế giới được khám phá bởi triết gia Hy Lạp Plato. “Hình mẫu” được ông đề cập đến qua khái niệm “các dạng nguyên tố”. Đó là kiểu mẫu lý tưởng cho mọi vật chất trên Trái Đất.
Vào đầu thế kỷ 20, nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Jung đã phát triển lý thuyết về các nguyên mẫu phổ quát. Archien có nghĩa là ban đầu. Typos có nghĩa là mô hình, loại. Vì vậy, Archetype có nghĩa là hình mẫu ban đầu (nguyên mẫu).
Hình mẫu thương hiệu là nhân vật có những đặc điểm chung, đại diện cho một đặc điểm, tính cách xác định. Tính cách đó thúc đẩy hành động và thông điệp giao tiếp của họ.
Tương tự như cá nhân: cô A mang ấn tượng là một người mạnh mẽ, anh B là người vui tính… Nguyên mẫu thương hiệu cũng bộc lộ cá tính có thể xác định như vậy.
Hình mẫu thương hiệu tiếp cận người dùng như nào?
Nhà tâm lý học Carl Jung tin rằng những nguyên mẫu này dễ dàng làm quen với công chúng bởi hình mẫu được khai thác thực tiễn từ cuộc sống. Nó xuất phát từ “vô thức tập thể”, thể hiện có bản năng của một nhóm người đặc trưng. Vì vậy, các nguyên mẫu quen thuộc với tất cả mọi người. Chúng không chỉ tồn tại trong các câu chuyện và nhân vật trong xã hội. Nguyên mẫu đại diện cho những nhóm người đặc trưng, có mặt khắp mọi nơi.
Vì vậy, nguyên mẫu dễ dàng kết nối với công chúng mục tiêu bởi sự kết nối về sở thích, tính cách, hành vi, giá trị…
12 hình mẫu được phát triển bởi Karl Jung
12 nguyên mẫu được chia thành 4 nhóm bao gồm:
Nhóm 1: Người hướng ngoại
Hình mẫu 1: Người lạc quan
Đúng như cái tên “Người lạc quan”, hình mẫu này mang đến niềm lạc quan bất tận. Đó cũng chính là vũ khí của hình mẫu này. Thương hiệu mang nguyên mẫu này luôn mang đến sự hạnh phúc, niềm vui, dễ chịu cho người dùng.
Dove là một ví dụ kinh điển của hình mẫu này. Bản thân hình tương Dove là hình ảnh chim bồ câu mang lại sự bình yên, lạc quan, hạnh phúc.
Một trong những chiến dịch kinh điển nhất của Dove là “Vẻ đẹp thật sự”. Dove luôn tôn vinh vẻ đẹp và nâng cao lòng tự trọng của phụ nữ.
Hình mẫu 2: Anh hùng
Hình mẫu anh hùng luôn can đảm và tốt bụng. Họ cố gắng trở nên mạnh mẽ và có năng lực để giúp đỡ kẻ yếu, thay đổi thế giới. Điểm mạnh của hình mẫu Anh hùng là sự kỷ luật, năng lượng và tập trung.
FedEx thương hiệu mang màu sắc của hình mẫu anh hùng.
Nhắc đến FedEx, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến một chiếc xe tải hoặc một chiếc máy bay. Luôn có 1 chiếc xe tải ở gần bạn để bạn có thể chuyển bưu kiện đi bất cứ lúc nào. Đó là hình ảnh của một anh hùng “xe tải”.
Hình mẫu 3: Người bình đẳng
Hình mẫu này đại diện cho sự “bình đẳng”. Mọi người đều có những cơ hội ngang bằng nhau.
Thương hiệu mang lại sự gần gũi, hòa đồng, kết nối mọi người. Thông điệp của nguyên mẫu này là: Mọi người đều có quyền tự do trở thành bất kì ai, làm điều mình thích mà không sai trái hay phiền phức.
Một điểm trừ của hình mẫu này đó là: Vì sự hòa đồng mà đánh mất chính mình.
Levis là một ví dụ về hình mẫu thương hiệu bình đẳng: Thương hiệu gắn liền với những điều giản dị hàng ngày.
Nhóm 2: Nhóm người hướng nội
Hình mẫu 4: Nhà hiền triết
Nhà hiền triết là những người thông minh và hiểu biết. Họ luôn tìm kiếm sự thật bằng cách sử dụng trí thông minh của mình. Sự khôn ngoan của nhà hiền triết mang lại kiến thức, giá trị học tập và nghiên cứu.
Quora, một trang web hỏi đáp được đưa vào hoạt động từ 21/6/2010. Quora tập hợp nghi vấn, thắc mắc và các câu trả lời xoay quanh chủ đề hàng ngày. Trang web là nơi chia sẻ kiến thức. Nó giúp mọi người hiểu rõ hơn về thế giới.
Hình mẫu 5: Nhà ảo thuật
Nhà ảo thuật là nguyên mẫu biến giấc mơ thành hiện thực. Nhà ảo thuật mang đến những món quà cho cuộc sống.
Polaroid là 1 ví dụ nổi tiếng của hình mẫu nhà ảo thuật. Một thông điệp được gắn trên website của Polaroid đó là: “We create beautiful tools to capture the meaning moment in life.”
Polaroid mang đến giải pháp chụp ảnh phim có thể lấy ngay không mất thời gian rửa ảnh. Những bức ảnh ghi lại “những điều ý nghĩa” trong cuộc sống như một món quà cho người dùng.
Hình mẫu 6: Chú hề
Chú hề là những người vui vẻ, luôn mang lại khoảng thời gian thú vị và tuyệt vời.Khi chú hề bị mắc kẹt bởi sự căng thẳng, họ luôn pha trò để cân bằng và giải tỏa áp lực.
M&M – một thương hiệu mà chỉ nhìn thôi chúng ta đã cảm nhận được sự vui nhộn. Nổi bật với sắc vàng rộn ràng, M&M với những viên kẹo màu sắc đích thị là ví dụ tiêu biểu về hình mẫu Chú hề.
Bên cạnh đó, M&M luôn truyền đi thông điệp thống nhất: Chúng tôi sẽ làm bạn hạnh phúc sau khi bạn thưởng thức.
Nhóm 3: Nhóm người nguyên tắc
Hình mẫu 7: Người sáng tạo
Hình mẫu một người sáng tạo luôn tràn đầy năng lượng và dồi dào ý tưởng. Họ luôn khiến mọi người phải phải mắt chữ A, mồm chữ O vì khả năng sáng tạo bất tận của họ.
Pinterest là ví dụ nổi tiếng về hình mẫu Người sáng tạo.
Pinterest được tạo ra cho những người sáng tạo. Với nội dung đa dạng, Pinterest giúp người dùng có cảm hứng sáng tạo một thứ gì đó thú vị hơn
Hình mẫu 8: Nhà thám hiểm
Hình mẫu này yêu sự tự do và tím kiếm điều đó thông qua sự khám phá thế giới. Những gì nhà thám hiểm muốn là sống hết mình và trọn vẹn mỗi ngày. Hình mẫu này tuy tự do nhưng có khả năng tự chủ, luôn tìm kiếm sự mới mẻ và sống thật với chính mình.
The North Face – Ví dụ nổi tiếng về hình mẫu Nhà thám hiểm
The North Face cung cấp các trang thiết bị cho vận động viên và các nhà thám hiểm hiện đại. Họ luôn khuyến khích và truyền cảm hứng cho phong trào khám phá toàn cầu.
Những thông điệp mà The North Face truyền đi rất thống nhất và rõ ràng với hình mẫu đặc trưng.
Hình mẫu 9: Người chăm sóc
Điều quan trọng nhất với Nhóm hình mẫu này là sức khỏe. Người chăm sóc luôn bảo vệ mọi người khỏi những rủi ro xấu. Nguyên mẫu thương hiệu này gắn liền với lòng từ bị, sự vị tha luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người.
Johnson&Johnson là ví dụ về hình mẫu này. Họ luôn quan tâm đến sức khỏe và tìm kiếm phương pháp để chữa bệnh cho con người. Johnson&Johnson còn quan tâm đến động vật, thiên nhiên, chống lại nghèo đói và bảo vệ những đứa trẻ vô gia cư.
Nhóm 4: Nhóm người biến động
Hình mẫu 10: Người nổi loạn
Người nổi loạn là những người phá vỡ mọi quy luật. Đây là một lối đi thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội. Những người phá vỡ quy luật thành công sẽ trở thành một cuộc phá hủy. Đặc điểm của mẫu hình này luôn khiến mọi người sốc vì những hành động bất ngờ, yêu thích tự do và coi thường những tiêu chuẩn chung.
Harley Davidson – một trong những ví dụ tiêu biểu về hình mẫu “Người nổi loạn”.
Harley mang phong cách quân đội mạnh mẽ, đại diện cho tự do và sự phá cách.
Hình mẫu 11: Người tình
Nổi tiếng cho mẫu hình này chính là Chanel. Nguyên mẫu người yêu luôn được đặt trong mối quan hệ mật thiết nhất với mọi người. Người yêu luôn hấp dẫn và ngày một hấp dẫn hơn để lôi kéo người tình của mình. Vũ khí của mẫu hình này là sự cháy bỏng, luôn khao khát và gợi cảm.
Hình mẫu 12: Người cai trị
Người cai trị là những người tạo ra quy luật của thế giới. Họ lãnh đạo và tổ chức cộng đồng. Hình mẫu này mang tính cách mạnh mẽ, có tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên, sự kiểm soát khiến cho hình mẫu này đôi khi bị mất phương hướng vì mọi thứ không như kế hoạch. Nguyên mẫu này là biểu tượng của thành công.
Rolex là một hình mẫu Người cai trị. Rolex là một thương hiệu đồng hồ cao cấp thống trị thị trường hơn một thế kỷ. Đại diện cho công chúng mục tiêu của Rolex chính là các chủ tịch, nhà lãnh đạo thế giới. Thông điệp mà Rolex truyền đi luôn thống nhất: Sở hữu Rolex đồng nghĩa với Thịnh vượng và quyền lực.
Hướng dẫn sử dụng hình mẫu thương hiệu
Trên đây là 12 hình mẫu thương hiệu trên thế giới. Để lựa chọn đúng hình mẫu phù hợp với thương hiệu của mình, chúng ta nên nên đặt vị trí của thương hiệu trên các hình mẫu, hãy thử đặt thông điệp thương điệp và tình huống sử dụng thông điệp tương ứng với hình mẫu. Khi đó, chúng ta sẽ nhận ra được hình mẫu nào thực sự phù hợp với thương hiệu của mình.
Lưu ý khi sử dụng hình mẫu thương hiệu
Một điều cuối cùng bạn cần lưu ý khi sử dụng hình mẫu thương hiệu đó là: Thương hiệu của bạn đã trở thành một cá nhân với tính cách rõ ràng. Mọi thông điệp, hành vi, ngôn ngữ, cách biểu đạt, tín hiệu đều bám sát vào hình mẫu đó.
Mấu chốt của xây dựng thương hiệu là tính thống nhất.
Mấu chốt của phát triển thương hiệu và đi vào lòng người.
Chính vì vậy, thống nhất và bám sát hình mẫu phù hợp với công chúng mục tiêu là cách bạn nên vận dụng để tận dụng triệt để sức mạnh của thương hiệu.
Chúc các bạn lựa chọn được hình mẫu thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp của mình!