HANOI |
HCMC |
LIÊN HỆ BÁO GIÁ | ADINA PROFILE |
Thiết kế logomark phù hợp với ngành nghề không chỉ giúp thương hiệu dễ nhận diện mà còn tạo ra sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng. Một logo hiệu quả cần được thiết kế dựa trên đặc trưng nghề, tâm lý khách hàng và xu hướng thị trường.
Trong bài viết dưới đây, ADINA sẽ chia sẻ tới bạn những điều cần chú ý về logomark. Cùng bắt đầu ngay dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Logomark là gì?
Logomark là một dạng logo chỉ sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh mà không có chữ cái hoặc tên thương hiệu. Đây là một phần quan trọng trong hệ thống nhận diện thương hiệu, giúp doanh nghiệp tạo dấu ấn mạnh mẽ chỉ bằng hình ảnh.
Logomark khác với logotype (kiểu logo chỉ sử dụng chữ, ví dụ như Coca – Cola hay Google). Một số thương hiệu sử dụng cả 2 dạng, ban đầu kết hợp chữ và biểu tượng, sau đó khi thương hiệu đủ mạnh, họ có thể chỉ dùng logomark.
Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ nhận diện và ghi nhớ
- Linh hoạt trên nhiều nền tảng (bao bì, website, ứng dung…)
- Không bị giới hạn bởi ngôn ngữ
Nhược điểm:
- Khó nhận diện với thương hiệu mới (vì không có tên đi kèm)
- Cần một chiến lược thương hiệu mạnh để xây dựng và tăng nhận diện thương hiệu thành công
Logomark phù hợp với ngành nghề nào?
Ngành nào nên sử dụng?
Công nghệ, trí tuệ nhân tạo
Ngành công nghệ thường gắn với sự đổi mới, sáng tạo và hướng tới tương lai. Một logomark mạnh mẽ giúp thương hiệu dễ nhận diện và thể hiện tính chuyên nghiệp.
Đặc điểm phù hợp
- Thiết kế tối giản, dễ nhớ (Google, Apple)
- Sử dụng hình khối đơn giản, mang tính trừu tượng để biểu thị sự sáng tạo
- Màu sắc thường là xanh dương (tượng trưng cho sự tin cậy), đen (hiện đại), hoặc tím (công nghệ cao)
Nếu doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ, phần mềm, trí tuệ nhân tạo thì logomark là lựa chọn lý tưởng vì khách hàng dễ nhận diện và ghi nhớ thương hiệu.
Thời trang và xa xỉ phẩm
Các thương hiệu cao cấp cần một biểu tượng mạnh mẽ để tạo dấu ấn, giúp khách hàng nhận diện ngay lập tức mà không cần nhớ tên thương hiệu. Tuy nhiên để đạt được điều này, thương hiệu đã mất rất nhiều thời để xây dựng.
Đặc điểm phù hợp
- Tối giản, sang trọng
- Dễ áp dụng trên bao bì, nhãn mác, sản phẩm vật lý
- Thường sử dụng màu đen, vàng gold hoặc bạc để thể hiện sự đẳng cấp
Ô tô và công nghiệp – Tạo dấu ấn mạnh mẽ, dễ in dập lên sản phẩm
Ngành công nghiệp xe hơi hoặc các ngành công nghiệp khác thường sử dụng logomark vì tính đơn giản, dễ nhận diện ngay ngay cả khi in dập trên xe, linh kiện hoặc đồng phục nhân viên.
Đặc điểm phù hợp
- Biểu tượng sắc nét, mạnh mẽ, dễ in ấn
- Đơn giản nhưng tinh tế để tạo ấn tượng lâu dài
- Sử dụng hình khối biểu thị sự vững chắc và uy tín
F&B – Kích thích thị giác, tạo dấu ấn thương hiệu
Các thương hiệu đồ ăn nhanh và nước giải khát thường sử dụng logomark để khách hàng nhận diện ngay lập tức, ngay cả khi nhìn thấy từ xa.
Đặc điểm phù hợp
- Sử dụng màu sắc rực rỡ để kích thích vị giác (đỏ, vàng, cam)
- Biểu tượng gợi liên tưởn đến sản phẩm (Burger King, Starbucks)
- Đơn giản dễ nhớ, dễ sử dụng trên bao bì và biển hiệu
Có thể thấy, ngành F&B hưởng lợi lớn từ logomark vì khách hàng dễ ghi nhớ, dễ nhận diện thương hiệu ngay từ xa.
Một số ngành nghề nên tránh xa logomark
Dù có nhiều ưu điểm về tính nhận diện và sự tối giản, nhưng không phải ngành nào cũng phù hợp với hình thức logo chỉ sử dụng biểu tượng này.
Bởi một số lĩnh vực đặc thù yêu cầu logotype (logo dạng chữ) hoặc kết hợp cả chữ lẫn biểu tượng để đảm bảo tính rõ ràng và đáng tin cậy.
Ngành tài chính & ngân hàng
Lý do:
- Liên quan đến tiền bạc, giao dịch và niềm tin. Khách hàng cần thấy rõ tên thương hiệu để đảm bảo sự minh bạch, thay vì một biểu tượng khó hiểu.
- Bất kỳ ngân hàng nào, cũng đều sử dụng biểu tượng kết hợp với tên để giữ được độ nhận diện và sự tin cậy.
- Nếu một ngân hàng chỉ dùng biểu tượng mà không có chữ, khách hàng có thể cảm thấy bối rối hoặc không đủ tự tin khi gửi tiền hoặc đầu tư. Trong ngành này, logotype hoặc logo kết hợp vẫn là lựa chọn tối ưu.
Dịch vụ tư vấn và luật
Lý do: Cần truyền tải sự chuyên nghiệp, minh bạch, rõ ràng, trong khi logomark thường mang tính biểu tượng hoặc trừu tượng. Khách hàng khi tìm đến một công ty luật hay tư vấn tài chính muốn biết họ đang làm việc với ai (tên thương hiệu), không phải đoán ý nghĩa của một biểu tượng.

Một công ty luật hay tư vấn tài chính sử dụng logomark sẽ có thể gặp khó khăn trong việc truyền tải thông điệp đáng tin cậy đến khách hàng. Lúc này, chúng ta nên cần nhắc một logotype dễ đọc, dễ nhớ và thể hiện được sự chuyên nghiệp hơn.
Ngành truyền thông & xuất bản
Lý do: Ngành truyền thông & báo chí cần truyền tải thông điệp rõ ràng. Nếu chỉ có một biểu tượng mà không có chữ, thương hiệu có thể bị hiểu lầm hoặc khó nhận diện. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành này đều sử dụng logotype vì tên thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin với độc giả.
Ví dụ, Netflix, HBO, Spotify – dù là nền tảng giải trí, họ vẫn sử dụng logotype để đảm bảo khách hàng nhận diện ngay lập tức mà không cần đoán ý nghĩa của một biểu tượng.
Ngành giáo dục & tổ chức phi lợi nhuận
Lý do: các tổ chức giáo dục và phi lợi nhuận thường mang sứ mệnh xã hội, giáo dục hoặc nghiên cứu. Chỉ một biểu tượng thì không thể truyền tải được trọn vẹn giá trị cốt lõi của họ. Hơn hết, để tên rõ ràng sẽ giúp người dùng, sinh viên, nhà tài trợ và các bên liên quan dễ dàng nhận biết tổ chức.
Như vậy, ngành giáo dục hay tổ chức phi lợi nhuận cần sự rõ ràng để xây dựng lòng tin. Nếu chỉ có logomark, thương hiệu có thể trở nên không rõ ràng và khó tiếp cận.
Những lỗi cần tránh khi thiết kế logomark cho thương hiệu
Logomark là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong bộ nhận diện thương hiệu. Nếu được thiết kế đúng cách, nó có thể giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật, dễ nhớ và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Nhưng nếu mắc sai lầm, logo biểu tượng này có thể khiến thương hiệu của bạn trở nên lù mờ, thậm chí phản tác dụng.
Sau gần 10 năm đồng hành cùng các doanh nghiệp trong hành trình xây dựng thương hiệu với bước đầu là thiết kế logo, ADINA nhận thấy nhiều doanh nghiệp từng có các logo cũ là logomark nhưng chưa đạt được hiệu quả mong muốn, do mắc phải các lỗi dưới đây:
1. Chọn biểu tượng không có sự kết nối với ngành nghề hay giá trị thương hiệu
Logomark cần thể hiện bản chất thương hiệu một cách trực quan. Bởi vậy, trước khi thiết kế, hãy xác định rõ đặc điểm thương hiệu và ngành nghề của bạn. Chọn một biểu tượng có thể truyền tải rõ ràng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
2. Thiết kế quá phức tạp, khó nhận diện
Logo biểu tượng mà có quá nhiều chi tiết nhỏ sẽ làm mất đi sự đơn giản và tính dễ nhận diện. Một logo tốt phải dễ nhớ chỉ sau một lần nhìn thoáng qua. Nếu logomark quá phức tạp, khách hàng khó có thể ghi nhớ thương hiệu của bạn. Đặc biệt, khi hiển thị trên kích thước nhỏ như ứng dụng di động, danh thiếp, các chi tiết nhỏ sẽ bị mất đi, từ đó làm giảm đi tính nhận diện.
Điển hình như các thương hiệu lớn như Nike, Apple, Twitter (Thread) đều chọn logomark đơn giản nhưng ấn tượng, thay vì thiết kế với quá nhiều tiểu tiết.
3. Chọn màu sắc không phù hợp với ngành nghề, gây nhầm lẫn với đối thủ
Màu sắc trong logo không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn tác động đến tâm lý người tiêu dùng. Ví dụ, màu đỏ thường kích thích sự năng động, ngon miệng, phù hợp với ngành F&B (McDonald’s, KFC) nhưng lại không lý tưởng cho lĩnh vực tài chính, vì nó gợi nhớ đến sự rủi ro hoặc mất mát.
Một sai lầm khác là chọn màu sắc quá giống với đối thủ trong cùng ngành, làm mất đi tính nhận diện độc quyền.
⇒ Nghiên cứu tâm lý màu sắc và xu hướng thị trường trước khi quyết định màu chủ đạo. Hãy đảm bảo màu sắc trong logo phản ánh đúng cá tính thương hiệu và tạo sự khác biệt với đối thủ.
4. Thiếu tính linh hoạt khi ứng dụng trên nhiều nền tảng
Logo hiệu quả phải dễ dàng áp dụng trên nhiều nền tảng khác nhau, từ website, ứng dụng, tài liệu in ấn cho đến bảng quảng cáo lớn. Nếu logo quá chi tiết hoặc phụ thuộc vào màu sắc, nó có thể mất đi tính nhận diện khi in đơn sắc hoặc hiển thị trên nền màu khác.
⇒ Đảm bảo thiết kế với phiên bản màu đầy đủ, đơn sắc (đen/ trắng) và phiên bản tối giản cho kích thước nhỏ.
5. Quá nhiều hiệu ứng đồ họa
Dùng quá nhiều hiệu ứng gradient, bóng đổ hoặc 3D, khiến logo của thương hiệu đó trở nên lỗi thời hoặc khó sử dụng. Nhiều thương hiệu lớn từng sử dụng hiệu ứng gradient (như Instagram) nhưng sau đó lại phải tinh chỉnh thiết kế để trở nên tối giản và dễ nhận diện hơn.
⇒ Ưu tiên thiết kế phẳng (flat design) để logomark có thể hiển thị tốt trên mọi nền tảng, đồng thời giữ được sự tối giản và hiện đại.
Không kiểm tra tính độc quyền & pháp lý
Thiết kế logo quá giống với thương hiệu khác sẽ gây ra những rắc rối về vấn đề pháp lý, vi phạm bản quyền. Một số công ty đã phải đổi logo do bị kiện vì sao chép ý tưởng từ thương hiệu khác. Bởi vậy, cần hết sức cẩn thận trong vấn đề bản quyền.
⇒ Kiểm tra kỹ tưỡng bằng cách tìm kiếm hình ảnh tương tự trên Google Images hoặc các công cụ tìm kiếm logo. Về vấn đề bản quyền, bạn có thể kết hợp với các đơn vị thiết kế thương hiệu như ADINA để đảm bảo sau khi thiết kế đã được đăng ký bảo hộ, tránh tranh chấp pháp lý.
Checklist đánh giá logomark có phù hợp với ngành nghề không?
-
Có phản ánh đúng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp?
-
Có sử dụng màu sắc và hình dạng phù hợp với ngành nghề?
-
Có đơn giản, dễ nhận diện trên mọi nền tảng?
-
Có tạo được ấn tượng mạnh với khách hàng mục tiêu?
-
Có linh hoạt khi áp dụng trên website, bao bì, tài liệu marketing….?
ADINA – Giúp doanh nghiệp bạn sở hữu logomark ấn tượng
Với gần 10 năm kinh nghiệm, ADINA tự hào đồng hành cùng hàng ngàn doanh nghiệp xây dựng dấu ấn thương hiệu mạnh mẽ. Đội ngũ thiết kế trẻ sáng tạo, dẫn dắt bởi chuyên gia giàu kinh nghiệm, cam kết manh đến logomark đột phá – chuyên nghiệp – dễ nhận diện, giúp thương hiệu của bạn tỏa sáng trên mọi nền tảng!
Liên hệ ngay để nhận tư vấn chuyên sâu và đưa thương hiệu của bạn lên một tầm cao mới!
- Hotline: 098 771 2288
- Email: info@adina.com.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/adinavietnam