Định giá thương hiệu là hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ giá trị tài sản vô hình mà mình sở hữu, từ đó có thể tận dụng để phát triển và mở rộng. 

Trong bài viết dưới đây, Adina sẽ cung cấp tới cho bạn cái nhìn tổng quát về Định giá thương hiệu. Cùng bắt đầu nhé!

1. Định giá thương hiệu là gì?

Định giá thương hiệu là quá trình phân tích giá trị ước tính của thương hiệu dựa trên mọi khía cạnh từ tài chính đến nhận diện thương hiệu, nhận thức và lòng trung thành của khách hàng.

Giá trị thương hiệu đo lường giá trị tài chính của công ty. Một thương hiệu được định giá cao thường được công nhận cao, có độ phủ cao và có lượng khách hàng trung thành đông đảo. Nó được đo lường thông qua nhiều yếu tố, bao gồm: nhận thức về thương hiệu, chất lượng được cảm nhận, liên tưởng thương hiệu và lòng trung thành với thương hiệu.

Định giá thương hiệu là gì

2. Tầm quan trọng của định giá thương hiệu

Định giá thương hiệu đóng vai trò quan trọng khi triển khai chiến lược kinh doanh và marketing. Hoạt động này giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất trong quá khứ, đưa ra quyết định cho tương lai.

2.1. Định giá thương hiệu để xác định giá trị tài sản vô hình

Thương hiệu được coi là tài sản vô hình lớn nhất của doanh nghiệp. Việc xác định giá trị cụ thể của thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về tài sản mà mình sở hữu, từ đó quản lý và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả.

XEM TIẾP

Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp
Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp (Nguồn: Pinterest)

2.2. Hỗ trợ trong quá trình mua bán, sáp nhập

Khi thương hiệu được định giá rõ ràng, nó giúp các bên liên quan các định được giá trị thật của doanh nghiệp trong các thương vụ mua bán hoắc sáp nhập. Với thương hiệu mạnh, giá trị giao dịch sẽ cao và doanh nghiệp nhận được nhiều lợi ích hơn.

Sáp nhập doanh nghiệp cần định giá thương hiệu
Sáp nhập doanh nghiệp cần định giá thương hiệu (Nguồn: Pinterest)

2.3. Tăng khả năng huy động vốn

Thương hiệu được định giá cao có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn từ các nhà đầu tư. Giá trị thương hiệu là một trong những cơ sở quan trọng để các tổ chức tài chính và nhà đầu tư đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, từ đó quyết định có nên đầu tư hay không.

Tăng khả năng huy động vốn
Tăng khả năng huy động vốn (Nguồn: Internet)

2.4. Xây dựng chiến lược dài hạn

Khi định giá thương hiệu, bạn sẽ biết được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp hơn, từ chiến lược marketing, phân phối đến chiến lược mở rộng thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng và đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển thương hiệu.

Xây dựng chiến lược dài hạn
Xây dựng chiến lược dài hạn (Nguồn: Internet)

3. Phân biệt định giá thương hiệu và giá trị thương hiệu

Chúng ta thường được nghe đến Brand Valuation (Định giá thương hiệu)Brand Equity (Giá trị thương hiệu), 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

Trong khi Định giá thương hiệu (Brand Valuation) đề cập đến giá trị tài chính của thương hiệu, Giá trị thương hiệu (Brand Equity) là giá trị do cảm nhận khách hàng quyết định. Nó liên quan nhiều hơn đến cách thương hiệu thu hút khách hàng và lòng trung thành của họ đối với thương hiệu.

4. Cách định giá thương hiệu

Khi định giá thương hiệu (Brand Valuation) có nhiều yếu tố cần xem xét để đưa ra một con số chính xác về giá trị tài chính của thương hiệu. Các yếu tố này thường bao gồm cả các chỉ số tài chính và các yếu tố phi tài chính, nhằm phản ánh đủ giá trị thương hiệu.

4.1. Phương pháp dựa trên chi phí (Cost-based Approach)

Phương pháp này định giá thương hiệu dựa trên tất cả các chi phí đã bỏ ra để xây dựng thương hiệu, bao gồm chi phí quảng cáo, tiếp thị, phát triển sản phẩm và các chi phí khác liên quan đến việc xây dựng nhận diện thương hiệu. 

Tuy nhiên, phương pháp này không tính đến sự tác động của thương hiệu đối với lợi nhuận hay giá trị thị trường của doanh nghiệp.

Định giá thương hiệu dựa trên phương pháp chi phí
Định giá thương hiệu dựa trên phương pháp chi phí (Nguồn: Pinterest)

4.2. Phương pháp dựa trên thu nhập (Income – based Approach)

Đây là phương pháp phổ biến nhất trong định giá thương hiệu. Với phương pháp này, thương hiệu được định giá dựa trên thu nhập mà thương hiệu có thể tạo ra trong tương lai, thông qua việc dự báo doanh thu và lợi nhuận. 

Các yếu tố như mức độ nhận diện thương hiệu, uy tín và lòng trong thành của khách hàng cũng sẽ được xem xét trong việc dự báo doanh thu. 

Bởi vậy, việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ngay từ những ngày thành lập là việc tất yếu mà doanh nghiệp nào cũng cần triển khai càng sớm càng tốt.

Định giá thương hiệu dựa trên phương pháp thu nhập
Định giá thương hiệu dựa trên phương pháp thu nhập (Nguồn: Pinterest)

4.3. Phương pháp dựa trên thị trường (Market – based Approach)

Phương pháp này sử dụng các giao dịch thương hiệu tương tự trên thị trường để xác định giá trị thương hiệu. Bằng cách so sánh với các thương hiệu trong ngành, cùng quy mô và thị phần, doanh nghiệp có thể ước tính giá trị của thương hiệu.

 

4.5. Phương pháp lợi nhuận thặng dư (Excess Earnings Approach)

Phương pháp này tính toán giá trị của thương hiệu dựa trên lợi nhuận thặng dư mà thương hiệu mang lại sau khi đã tính các chi phí hoạt động và chi phí tài sản.

Lợi nhuận thặng dư này chính là phần lợi ích tài chính vượt trội mà thương hiệu tạo ra so với các yếu tố khác.

Bộ nhận diện thương hiệu tốt – Yếu tố then chốt để doanh nghiệp có thể được định giá cao

Bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu (Nguồn: Adina)

Để doanh nghiệp có thể được định giá cao, việc sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu tốt là yếu tố vô cùng quan trọng và mang tính chiến lược. Một bộ nhận diện thương hiệu chất lượng không chỉ tạo ra ấn tượng ban đầu mạnh mé mà còn là cầu nối giúp thương hiệu gắn bó sâu sắc hơn với khách hàng.

Bộ nhận diện thương hiệu không chỉ bao gồm: logo, màu sắc, hình ảnh,… mà còn là sự nhất quán giữa văn hóa thương hiệu, cách thức tương tác với khách hàng,….Khi khách hàng nhận ra và liên kết thương hiệu với giá trị, chất lượng và niềm tim, thương hiệu đó sẽ có sức mạnh cạnh tranh cao hơn, từ đó nâng tầm giá trị thị trường và định giá thương hiệu của doanh nghiệp ở mức cao hơn.

Thấu hiểu điều đó, Adina Việt Nam với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm dày dặn đã đồng hành cùng các doanh nghiệp trong suốt 10 năm qua để tạo dựng nên những bộ nhận diện thương hiệu chất lượng, mở rộng khả năng phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu.

Liên hệ ngay với chúng tôi để doanh nghiệp của bạn được định giá cao hơn!

Call Now Button