HANOI |
HCMC |
LIÊN HỆ BÁO GIÁ | ADINA PROFILE |
Personal Brand (thương hiệu cá nhân) là ấn tượng mà bạn tạo ra trong tâm trí của người khác. Nó là tất cả những gì thuộc về bạn, từ ngoại hình, cá tính, các nói chuyện đến quan điểm, thành tựu…. Thương hiệu cá nhân không phải là việc tự quảng cáo cho bản thân, mà là cách bạn tạo ra sự kết nối chân thực với những người khác và chia sẻ giá trị của bạn với thế giới.
Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà personal brand mang lại trong kỷ nguyên số như hiện nay, khi mà người ta giao tiếp với nhau chủ yếu qua màn hình và theo nghiên cứu của McKinsey, 64% khách hàng ngày nay mua hàng dựa trên niềm tin. Vậy có thể thấy việc xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh sẽ giúp bạn kết nối với khách hàng, định hình danh tiếng của bạn và để lại ấn tượng lâu dài trong quá trình kết nối trực tuyến, trực tiếp, từ đó cũng sẽ bán hàng hiệu quả hơn.
Nội dung bài viết
1. Personal Brand (Thương hiệu cá nhân) là gì?
Hiểu đơn giản, Personal Brand (thương hiệu cá nhân) là kể câu chuyện của bạn. Thương hiệu cá nhân thể hiện bạn là ai, đại diện cho điều gì, điểm mạnh và cách bạn sử dụng điểm mạnh để mang giá trị tới cộng đồng của mình.
Bạn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân trên nhiều nền tảng khác nhau: Facebook, Youtube, Tiktok, Spotify, LinkedIn, Website…bằng cách chia sẻ những quan điểm, giá trị của mình tới mọi người.
Xây dựng thương hiệu cá nhân là một quá trình dài và đương nhiên kết quả sẽ không đến ngay chỉ trong vài ngày, hay vài tuần. Nhưng khi bạn đã tạo dựng được thương hiệu cá nhân mạnh mẽ thì nó sẽ mang đến những lợi ích mà bạn không ngờ tới.
2. Tại sao xây dựng Personal Brand lại quan trọng?
Xây dựng personal brand (thương hiệu cá nhân) là một khoản đầu tư cho tương lai của bạn. Bằng thời gian và nỗ lực để xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ, bạn có thể mở ra nhiều cơ hội mới và đạt được mục tiêu của mình.
2.1. Tạo sự khác biệt khi ứng tuyển việc làm
Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có thương hiệu cá nhân mạnh. Một hồ sơ LinkedIn ấn tượng, một trang web cá nhân chuyên nghiệp và sự hiện diện tích cực trên mạng xã hội có thể giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và nổi bật so với các ứng viên khác.
Khi bạn có một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ, bạn dễ dàng thể hiện giá trị cá nhân của bản thân và lí do tại sao bạn phù hợp nhất cho vị trí này.
2.2. Dễ dàng cho việc kinh doanh riêng
Bạn có khát vọng kinh doanh riêng vậy thì việc xây dựng thương hiệu cá nhân là điều bạn nên bắt tay thực hiện ngay bây giờ. Bởi khi bạn có được bản sắc riêng, trao đi những giá trị bạn có và nhận được sự yêu mến từ khán giả của mình. Như vậy, doanh nghiệp của bạn đã có thêm một tệp khách hàng riêng, đến với bạn vì sự cảm mến.
Sự khác biệt hóa là một nửa cuộc chiến với 1 sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Khi thương hiệu mới gắn với một tên tuổi quen thuộc thì nó cũng sẽ dễ dàng chuyển đổi hơn.
Hãy tận dụng thương hiệu cá nhân của mình để xây dựng mối quan hệ với những người có ảnh hưởng trong ngành, điều này cũng có thể giúp bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
2.3. Nâng cao giá trị và khẳng định bản thân
Thương hiệu cá nhân là cách bạn thể hiện cho thế giới biết bạn là ai, bạn tin tưởng vào điều gì. Đó là cách bạn chia sẻ câu chuyện của mình và tạo dựng danh tiếng cho bản thân. Câu chuyện này do chính bạn làm chủ và bạn có thể kiểm soát cách mọi người nhìn nhận về mình.
Khi bạn có một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ, bạn sẽ tự tin hơn vào bản thân và khả năng của mình. Sự tự tin luôn là một trong những yếu tố tiên quyết cho sự thành công trong cả cuộc sống cá nhân và sự nghiệp.
Bạn là người tìm việc, một doanh nhân, một nhà sáng tạo mới nổi hay là bất kì ai đang muốn thể hiện cá tính riêng, kinh doanh trực tuyến thì xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn mở ra những cánh cửa mới đầy cơ hội.
Cùng Adina bắt đầu hành trình này nhé!
3. 5 bước xây dựng Thương Hiệu Cá Nhân
Bước 1: Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân (personal brand) thành công. Mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn định hướng chiến lược, đo lường tiến trình và đạt được kết quả mong muốn.
Bạn hãy phân tích về bản thân, bao gồm sở thích và đam mê, điều khiến bạn cảm thấy hứng thú và tràn đầy năng lượng? Giá trị cốt lõi của bạn là gì, điều gì quan trọng nhất đối với bạn, bạn tin tưởng vào điều gì? Hay mục tiêu bạn muốn đạt được trong cuộc sống, bạn muốn tạo ra tác động gì đến thế giới?
Tiếp theo, bạn hãy xác định đối tượng mục tiêu, đó là khán giả/ khách hàng mục tiêu của bạn. Bạn muốn tiếp cận ai với thương hiệu cá nhân của mình? Đối tượng mục tiêu của bạn có những đặc điểm gì? Họ quan tâm điều gì? Họ có nỗi đâu và nhu cầu như thế nào? Hiểu rõ đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn tạo ra nội dung phù hợp, thu hút sự chú ý và quan tâm của họ.
Đọc thêm: Chân dung khách hàng mục tiêu là gì?
Bước 2: Định hình bản sắc của thương hiệu cá nhân
- Lập danh mục thông tin xác thực về bản: trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn, thành tích.
- Vẽ ra các kết nối xã hội và mqh của bạn với các nhóm, tổ chức khác nhau.
- Phân tích về những vốn kinh nghiệm về trải nghiệm xã hội, cuộc sống mà bạn đã tích lũy được từ các môi trường khác nhau.
- Lập danh sách các tính từ, cụm từ mô tả thể hiện con người thật của bạn, bao gồm cả tích cực và tiêu cực. hãy cụ thể hóa, mô tả với các từ có ý nghĩa chứ ko chung chung.
- Đánh giá xem những đặc điểm cá tính đó có phù hợp với nhận diện thương hiệu mà bạn mong muốn tạo dựng ko. VD: bạn muốn xd hình ảnh bạn là một cô gái độc lập, tự tin và có quan điểm sống phóng khoáng thì đó có thật sự là con người của bạn? Hay bạn sẽ đóng vai cô gái đó?
- Hãy tự đánh giá hoặc cùng ai đó đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Hỏi người khác về những đặc điểm của bạn, họ sẽ miêu tả về bạn ra sao nếu bạn và họ không ở cùng nhau. Các câu hỏi này cũng cần phải cụ thế nhé.
Bước 3: Xây dựng câu chuyện thương hiệu cá nhân
Đừng để thương hiệu cá nhân chỉ là một mớ mô tả hỗn độn trong tâm trí người khác, bạn hãy xây dựng nó dựa trên câu chuyện có ý nghĩa mà bạn đã trải qua và truyền tải nó một cách logic.
Khi nhà tuyển tuyển dụng hỏi bạn trong buổi phỏng vấn: “Hãy giới thiệu cho tôi về bạn’’, đừng chỉ kể lại các thông tin bạn đã điền trong CV, bạn có thể thoải mái chia sẻ câu chuyện minh họa về bản thân và những trải nghiệm của mình. Ví dụ: Trong các công việc được đề cập trong CV, tôi đã phát triển sự nghiệp của mình trong lĩnh vực quản lí dự án với kinh nghiệm làm việc đa ngành cùng các đội ngũ đa quốc gia. Một điểm nổi bật trong sự nghiệp của tôi là dự án XXX, dự án về [mô tả ngắn về dự án] tôi đã dẫn dắt từ giai đoạn lên kế hoạch cho đến khi hoàn thành, đảm bảo mục tiêu dự án được thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ và tối ưu được ngân sách cho công ty….
Tuyên bố giá trị cá nhân của bạn sẽ trở nên dễ nhớ, dễ tiếp cận và thuyết phục hơn khi bạn truyền tải nó bằng những câu chuyện, sau đó hãy truyền đạt thông điệp của mình một cách khéo léo và hấp dẫn nhất.
Bước 4: Truyền đạt câu chuyện thương hiệu của bạn
Bước tiếp theo là tạo kế hoạch truyền thông để qua đó truyền tải thông điệp của bạn đến mọi người. Có rất nhiều cách để bạn thể hiện thương hiệu cá nhân của mình, cả trực tuyến và trực tiếp.
Tạo dựng sự hiện diện diện trực tuyến mạnh mẽ
- Xây dựng trang web hoặc blog cá nhân để giới thiệu bản thân, kỹ năng và kinh nghiệm.
- Tham gia các mạng xã hội phù hợp với mục tiêu và chia sẻ nội dung có giá trị. Facebook, Instagram, Tiktok là những nền tảng dễ dàng để bạn truyền tải câu chuyện thương hiệu của mình. Mỗi kênh này đều có đặc điểm riêng, vì vậy bạn nên điều chỉnh nội dung và hình ảnh phù hợp cho từng kênh.
- Tối ưu hóa hồ sơ LinkedIn của bạn để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và khách hàng tiềm năng.
- Tham gia vào các cộng đồng trực tuyến liên quan đến lĩnh vực của bản và chia sẻ kiến thức và chuyên môn của bạn.
- Ngoài ra bạn cũng có thể chia sẻ quan điểm, giá trị cá nhân qua các dạng nội dung khác như: đồ họa, podcast,….
Tạo nội dung có giá trị
- Viết bài báo, blog hoặc tạo video chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của bạn.
- Tham gia các cuộc thảo luận trực tuyến và chia sẻ quan điểm của bạn về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực của bạn. Từ đó cũng có thể tạo dựng các mối quan hệ hữu ích, kết nối với những người có ảnh hưởng.
- Có thể tạo ra các khóa học trực tuyến hoặc hướng dẫn giúp đỡ người khác học hỏi những điều mới.
Tham gia các sự kiện networking
- Tham dự các hội nghị ngành, hội thảo, các sự kiện liên quan đến ngành của bạn để tạo dựng mạng lưới quan hệ.
- Gặp gỡ những người mới và giới thiệu bản thân với họ, những mối quan hệ này có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
Thể hiện tính cách của bạn
- Hãy là chính mình và cho mọi người thấy những gì bạn có thể làm.
- Chia sẻ câu chuyện của bạn, trải nghiệm nào đã giúp bạn trở nên khác biệt.
- Luôn sử dụng giọng điệu và phong cách biết độc đáo của riêng bạn.
Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh thương hiệu cá nhân của bản
Xây dựng thương hiệu cá nhân là một quá trình liên tục. Vì vậy, bạn sẽ cần thường xuyên đánh giá về giá trị và câu chuyện của mình có phù hợp với bối cảnh hiện tại và cách nó được đón nhận ra sao để điều chỉnh phù hợp.
Bằng cách thể hiện thương hiệu cá nhân một cách nhất quán và chân thực, bạn có thể tạo dựng niềm tin đối với mọi người và mở ra nhiều cơ hội mới. Hãy bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn ngay hôm nay!